Chỉ đạo của Thủ tướng về vấn đề chậm giải ngân các dự án thuộc chương trình phục hồi kinh tế - xã hội

Mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký công điện gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ương, chủ tịch UBND các tỉnh thành về việc tiếp tục rà soát danh mục và khẩn trương, quyết liệt hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Trong đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, đại phương căn cứ dự kiến danh mục và mức vốn cho từng nhiệm vụ, dự án trong từng ngành, lĩnh vực thuộc Chương trình để khẩn trương triển khai, sớm hoàn thành thủ tục đầu tư (phê duyệt chủ trương đầu tư), bảo đảm đúng thời hạn. Dự án không hoàn thành thủ tục đầu tư đúng thời hạn quy định sẽ thực hiện cắt giảm, đưa ra khỏi danh mục dự án của chương trình. 

Các bộ ngành, địa phương ưu tiên tập trung vốn cho các dự án quan trọng, cấp thiết, có tác động lan tỏa nhanh, khả năng giải ngân sớm và hấp thụ ngay vào nền kinh tế, phù hợp với quy hoạch, sử dụng vốn hiệu quả bảo đảm khả năng cân đối vốn để hoàn thành dự án trong giai đoạn phục hồi. Đồng thồi tiếp tục rà soát, cắt giảm các dự án chưa thật sự cần thiết, cấp bách, không hiệu quả để bảo đảm bố trí vốn có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, manh mún, chia cắt, kéo dài. 

Các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, Thủ tướng Chính phủ, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và các cơ quan liên quan trong việc đề xuất danh mục, mức vốn, thông tin, số liệu các nhiệm vụ, dự án sử dụng nguồn vốn từ Chương trình; bảo đảm tiến độ triển khai thực hiện thủ tục đầu tư theo đúng quy định và hiệu quả đầu tư của dự án.

Việc chậm giải ngân các dự án thuộc chương trình phục hồi đang là vấn đề nổi lên hiện nay được Quốc hội quan tâm. Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, các chương trình mục tiêu quốc gia, các nhiệm vụ thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 43 của Quốc hội đang được triển khai chậm, các chính sách quan trọng vẫn đang trong quá trình xây dựng hướng dẫn. 

Ngày 23/5, báo cáo Quốc hội, Chính phủ đã thể hiện quyết tâm triển khai các giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ giải ngân vốn đầu tư công; kiên quyết điều chuyển vốn đầu tư công năm 2022 của các bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương chậm triển khai cho các đơn vị, dự án khác có khả năng hoàn thành sớm, phát huy hiệu quả. 

Chính phủ phấn đấu đến cuối năm 2022 sẽ thực hiện được các nội dung như: Hoàn thành 361 km đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 1,  trong quý IV/2022, khởi công đồng loạt 12 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2 và khởi công đường băng, nhà ga cảng hàng không quốc tế Long Thành; trình Quốc hội xem xét, quyết định 5 dự án trọng điểm quốc gia có tính liên kết vùng (các tuyến đường bộ cao tốc: Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Biên Hòa - Vũng Tàu, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, đường Vành đai 3 TPHCM, đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội); cuối năm 2022 đưa vào hoạt động 4 dự án thành phần của dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 là Mai Sơn - Quốc lộ 45, Cam Lộ - La Sơn, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây; hoàn thành, đưa vào vận hành thương mại nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.