Cung - cầu sụt giảm tại thị trường căn hộ TP HCM và các tỉnh giáp ranh

Cung - cầu chung toàn thị trường TP HCM và các tỉnh giáp ranh như Long An, Đồng Nai, Bà Rịa -  Vũng Tàu... đều có sự sụt giảm trong quý vừa qua. Theo ghi nhận, nguồn cung chỉ bằng 42%, tỷ lệ tiêu thụ bằng 45% so với quý trước. Trong khi đó, giá sơ cấp tiếp tục tăng từ 2 - 5%.

Theo số liệu thống kê của bộ phận Nghiên cứu thị trường, DKRA Việt Nam, trong quý đầu năm 2022, thị trường TP HCM và các tỉnh giáp ranh ghi nhận 18 dự án mở bán, bao gồm hai dự án mới và 16 giai đoạn tiếp theo của các dự án đã mở bán trước đó.

Nguồn cung và sức cầu chung toàn thị trường đều có sự sụt giảm. Số căn hộ được cung cấp ra thị trường là 3.398 căn, chỉ bằng 42% so với quý trước và 62% so với cùng kỳ năm 2021.

Nguồn cung mới chủ yếu tập trung ở TP HCM (51%), còn lại là Bình Dương (34%) và Đồng Nai (15%). Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu và Tây Ninh không ghi nhận nguồn cung mới trong quý này. 

Xét về phân khúc, căn hộ hạng B chiếm 63% tổng nguồn cung mở bán toàn thị trường trong quý, hạng A chiếm 18%, hạng C chiếm 15% và hạng sang chiếm 4%. 

Trong quý có 2.596 căn hộ được tiêu thụ, đạt xấp xỉ 76% nguồn cung mở bán mới. Con số này bằng 45% của quý trước và bằng 59% cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, ông Võ Hồng Thắng, Phó giám đốc R&D DKRA Việt Nam đánh giá, đây là tỷ lệ tiêu thụ khá ấn tượng với tình hình thị trường hiện nay.

Mặt bằng giá bán sơ cấp phổ biến tăng từ 2 - 5%, trong khi giá bán trên thị trường thứ cấp không ghi nhận có sự biến động. 

 

TP HCM và tỉnh Bình Dương là hai địa phương dẫn đầu thị trường khi chiếm 85% nguồn cung và 82% lượng tiêu thụ mới. 

Trong đó, tại TP HCM, nguồn cung mới sụt giảm đáng kể. Thị trường ghi nhận khoảng 1.734 căn hộ mới, bằng 30% của quý IV/2021. Tỷ lệ tiêu thụ đạt khoảng 80% trên nguồn cung mở bán mới, bằng 32% so với quý cuối của năm 2021.

Đúng như dự đoán trước đây của DKRA Việt Nam, khu tây đã vươn lên dẫn đầu nguồn cung và lượng tiêu thụ mới toàn thị trường TP HCM. Tuy nhiên trong quý này nguồn cung chỉ tập trung tại một dự án căn hộ hạng B, chiếm đến 76% nguồn cung mới tại khu vực. Khu đông chiếm khoảng 27% thị phần, còn lại là các khu vực khác chiếm khoảng 3%.

Về phân khúc, hạng B chiếm 58% nguồn cung, hạng A chiếm 35% thị trường TP HCM. Căn hộ hạng C (dưới 35 triệu đồng/m2 ) gần như đã mất tích. Theo chuyên gia đến từ DKRA Việt Nam, đây là năm thứ ba liên tiếp không ghi nhận nguồn cung mở bán mới của phân khúc này tại thị trường căn hộ TP HCM.  

Giá bán sơ cấp tại thị trường TP HCM tăng từ 3 - 5% so với quý IV/2021, dao động ở mức 40 - 425 triệu đồng/m2. DKRA Việt Nam đánh giá khoảng cách mặt bằng giá này rất cao vào có sự phân tầng lớn.

 

Trong khi đó, tại thị trường Bình Dương, ghi nhận giá sơ cấp tăng từ 2 - 4% so với quý trước, dao động trong khoảng 24,4 - 52,7 triệu đồng/m2. Căn hộ mở bán mới tại Bình Dương đa số có giá trên 35 triệu đồng/m2 - mức giá khá cao đối với thị trường này. 

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.