'Cuộc chiến taxi': Grab-Uber chỉ cung cấp phần mềm gây nhiều hệ lụy?

Liên quan đến "cuộc chiến taxi", Bộ Công thương cho rằng việc các doanh nghiệp như Grab, Uber chỉ cung cấp phần mềm dẫn đến nhiều hệ quả khó quản lý và không công bằng.
cuoc chien taxi grab uber chi cung cap phan mem gay nhieu he luy
Liên quan đến "cuộc chiến taxi", Bộ Công thương cho rằng việc các doanh nghiệp như Grab, Uber chỉ cung cấp phần mềm dẫn đến nhiều hệ quả khó quản lý và không công bằng.

Liên quan đến "cuộc chiến taxi công nghệ-truyền thống", theo Hiệp hội Taxi Hà Nội, Bộ Công thương mới có văn bản trả lời Văn phòng Chính phủ, góp ý về đánh giá thực trạng triển khai ứng dụng khoa học công nghệ trong hỗ trợ kết nối vận tải hành khách theo hợp đồng của Bộ GTVT.

Cụ thể, trong văn bản góp ý, Bộ Công thương đã đưa ra 3 kiến nghị. Thứ nhất là cần sửa đổi quy định để xác định doanh nghiệp cung cấp các ứng dụng phần mềm như Uber, Grab chính là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải (kiểu mới) và phải đáp ứng những điều kiện nhất định về kinh doanh vận tải.

Lý do của kiến nghị này là với quy định hiện hành chưa tính đến loại hình dịch vụ vận chuyển hành khách ký hợp đồng qua các ứng dụng thương mại điện tử, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này coi mình chỉ là đơn vị cung cấp ứng dụng phần mềm.

Điều này dẫn đến các hệ quả khó quản lý và không công bằng như các doanh nghiệp này sẽ không chịu trách nhiệm về các vấn đề đảm bảo an toàn cho hành khách và người trên đường.

Vì chỉ được coi là đơn vị cung cấp phần mềm nên các doanh nghiệp này không chịu sự điều chỉnh của các quy định về điều kiện kinh doanh vận tải, gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

Và trường hợp doanh nghiệp cung cấp, quản lý các ứng dụng này là doanh nghiệp ở nước ngoài thì việc các doanh nghiệp đó hoạt động là không phù hợp với cam kết của Việt Nam trong WTO (Việt Nam không cam kết dịch vụ vận tải qua biên giới) gây bất bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước.

Thứ hai, theo quy định hiện hành, việc cung cấp, quản lý các ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng như Uber, Grab hiện nay phải đáp ứng các quy định về thương mại điện tử.

Bộ Công thương cho rằng, các ứng dụng thương mại điện tử để cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách như Uber, Grab hiện nay cần được xác định là cung cấp dịch vụ của mình và cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử.

Do đó, hoạt động này phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử của Chính phủ và Thông tư của Bộ Công thương về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động.

"Việc kiểm duyệt và quản lý các ứng dụng trên nhằm bảo đảm quản lý nhà nước và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do các ứng dụng đó cho phép người tiêu dụng trực tiếp thanh toán tiền dịch vụ (qua thẻ ngân hàng)", văn bản của Bộ Công thương cho biết.

Thứ ba, Bộ Công thương đề nghị nghiên cứu các biện pháp đảm bảo hoạt động bình đẳng như dỡ bỏ, giảm thiểu các rào cản hoạt động của các loại hình dịch vụ vận tải truyền thống.

Trong văn bản góp ý, Bộ KHCN có đề nghị xem xét tính khả thi của biệt pháp "rà soát tuyến đường phố có biển báo cấm xe taxi thì đồng thời đề xuất bổ sung biển báo phụ cấm xe hợp đồng để đảm bảo công bằng".

Lý do Bộ KHCN đưa ra là hiện các phương tiện dù có gắn phù hiệu xe hợp đồng nhưng khó nhận biết từ xa dẫn đến việc phát hiện sai phạm không dễ.

cuoc chien taxi grab uber chi cung cap phan mem gay nhieu he luy Chuyện lạ ở Hà Nội: Có tiền nhưng không thể xây, sửa nhà

Sống trong vùng quy hoạch "treo" ở Tây Mỗ (Nam Từ Liêm, Hà Nội), nhiều hộ dân tại đây rơi vào cảnh oái oăm khi ...

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.