Đề xuất chi 3.200 tỷ đồng xây đường nối cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ với Vành đai 3

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường Vành đai 3 có chiều dài khoảng 3,4 km, tổng mức đầu tư dự kiến là trên 3.241 tỷ đồng bằng ngân sách thành phố.

Mới đây, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã có tờ trình gửi UBND TP Hà Nội về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường Vành đai 3, theo TTXVN.

Cụ thể, tổng mức đầu tư dự kiến là trên 3.241 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng hơn 936 tỷ đồng; chi phí xây dựng 1.929 tỷ đồng và các chi phí khác như quản lý dự án, dự phòng...

Sở GTVT Hà Nội đề xuất sử dụng vốn ngân sách thành phố để thực hiện, giao Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố làm chủ đầu tư; đặt mục tiêu hoàn thành trong giai đoạn 2022 - 2025.

Theo đó, dự án có chiều dài khoảng 3,4 km với điểm đầu giao với đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ (lý trình Km184+100); điếm cuối giao với đường Vành đai 3 (lý trình Km169+100). Quy mô mặt cắt ngang nền đường có chiều rộng 60m; diện tích sử dụng đất khoảng 31,5 ha.

Dự án sẽ bao gồm các hạng mục giải phóng mặt bằng và di chuyển công trình ngầm nổi trong phạm vi xây dựng dự án; xây dựng nền đường, xử lý nền đất yếu, mặt đường, hè đường cây xanh; nút giao, công trình cầu, cống, rãnh thoát nước, kênh mương hoàn trả, tường chắn, điện chiếu sáng, tổ chức an toàn giao thông và một số công trình phụ trợ khác.

Phía Sở GTVT đánh giá tuyến đường này khi hình thành sẽ giải quyết tình trạng ùn tắc, đảm bảo trật tự an toàn giao thông cho khu vực nội thành, góp phần thúc đấy phát triến kinh tế-xã hội cho quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì và khu vực phía Nam, Đông Nam trung tâm thành phố.

Trong quá trình triển khai dự án, các đơn vị liên quan tiếp tục rà soát, xác định cụ thể chi tiết, quy mô các hạng mục công trình của dự án; trong đó đặc biệt lưu ý đến giải pháp, phương án thiết kế các công trình cầu, nút giao trên tuyến đảm bảo khớp nối đồng bộ với các quy hoạch liên quan.

Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội tiếp tục phối hợp với chủ đầu tư các dự án liên quan để thống nhất phương án thiết kế các hạng mục hạ tầng kỹ thuật đảm bảo kết nối đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài khu vực dự án nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư, tránh trùng lặp, lãng phí; có biện pháp tổ chức thi công phù hợp đảm bảo an toàn giao thông, an toàn lao động và giảm thiểu ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân trong khu vực dự án.

Trước đó, dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 141 ngày 21/1/2020, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư tại Quyết định số 471, ngày 15/4/2022. Dự án cũng đã được Bộ GTVT, Bộ TN&MT cùng các Bộ, ngành T.Ư thẩm định, thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, thiết kế kỹ thuật…

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.