Dự báo giá heo hơi ngày 20/4: Thị trường vẫn tiếp tục tăng giảm trái chiều?

Giá heo hơi hôm nay (19/4) biến động trái chiều cao nhất 3.000 đồng/kg. Mặc dù còn nhiều thách thức, song ngành chăn nuôi Hà Nội vẫn có cơ hội nếu nắm bắt được thời cơ, đó là xây dựng cơ sở chăn nuôi theo hướng an toàn dịch bệnh; tập trung cơ cấu lại chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm với đối tượng nuôi chủ lực.

Giá heo hơi hôm nay tăng giảm trái chiều từ 1.000 đồng/kg đến 3.000 đồng/kg

Xem thêm: Dự báo giá heo hơi ngày 21/4

Giá heo hơi tại miền Bắc dao động trong khoảng 53.000 - 56.000 đồng/kg. Trong đó, tỉnh Thái Bình tăng nhẹ 1.000 đồng/kg, hiện đang giao dịch tại mức 56.000 đồng/kg. Sau khi tăng 2.000 đồng/kg, Hưng Yên, Phú Thọ và Hà Nội điều chỉnh giá thu mua lên khoảng 55.000 - 56.000 đồng/kg. 

Tại miền Trung, Tây Nguyên, giá thu mua heo hơi giảm rải rác. Hiện tại, thương lái tại hai tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận đang thu mua heo hơi lần lượt với giá 56.000 đồng/kg và 57.000 đồng/kg. Sau khi giảm cao nhất 3.000 đồng/kg, tỉnh Quảng Bình điều chỉnh giao dịch xuống còn 52.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực.

Thị trường heo hơi miền Nam hôm nay điều chỉnh trái chiều từ 1.000 đồng/kg đến 2.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại Đồng Nai, TP HCM và Vũng Tàu cùng thu mua heo hơi tại mức 56.000 đồng/kg sau khi giảm nhẹ 1.000 đồng/kg. Tỉnh Long An cũng giảm 2.000 đồng/kg xuống còn 54.000 đồng/kg. Ở chiều ngược lại, sau khi tăng nhẹ một giá, các tỉnh An Giang, Hậu Giang và Bến Tre điều chỉnh giao dịch lên khoảng 56.000 - 59.000 đồng/kg.

 Ảnh: RSPCA

Quy hoạch vùng gắn với lợi thế từng địa phương tại Hà Nội

Mặc dù còn nhiều thách thức, song ngành chăn nuôi Hà Nội vẫn có cơ hội nếu nắm bắt được thời cơ, đó là xây dựng cơ sở chăn nuôi theo hướng an toàn dịch bệnh; tập trung cơ cấu lại chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm với đối tượng nuôi chủ lực, theo báo Hà Nội Mới.

Về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Thu Thoan, chủ trang trại chăn nuôi ở xã Hiền Ninh (huyện Sóc Sơn) cho rằng, để các xã chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm phát huy hiệu quả, các địa phương cần quy hoạch vùng chăn nuôi xa khu dân cư, đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ để thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân xây dựng trang trại theo quy trình khép kín, ứng dụng công nghệ cao...

Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Chương Mỹ Trần Thị Thu Hằng, trên địa bàn huyện có 559 trang trại chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, đã quy hoạch vùng chăn nuôi gia cầm, heo ở vùng có lợi thế như: Thanh Bình, Hoàng Diệu... 

Huyện tiếp tục củng cố và phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư theo quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; xây dựng vùng chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh môi trường; hỗ trợ các trang trại chăn nuôi về thuốc sát trùng, xây dựng thương hiệu sản phẩm chăn nuôi; thực hiện chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nhằm hạn chế tình trạng "được mùa - mất giá"...

Xem thêm: Dự báo giá heo hơi xuất chuồng trong thời gian tới

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.