Tàu Cát Linh - Hà Đông bắt đầu khai thác thương mại từ 21/11

Công ty TNHH Một thành viên đường sắt Hà Nội (Hà Nội Metro) cho biết, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sẽ kết thúc 15 ngày vận hành miễn phí trong ngày 20/11. Từ 21/11, tuyến bắt đầu chuyển sang giai đoạn khai thác thương mại, vận chuyển khách có thu tiền, đồng thời, thay đổi thời gian chạy tàu so với hiện nay.
Tàu Cát Linh - Hà Đông bắt đầu khai thác thương mại từ 21/11 - Ảnh 1.

Tàu Cát Linh - Hà Đông bắt đầu khai thác thương mại từ 21/11. (Ảnh: Hạ Vũ).

Cụ thể, trong 6 tháng đầu khai thác thương mại, các đoàn tàu chở khách từ 5h-23h, tần suất 10 phút/chuyến (hiện tại hoạt động 5h-22h, 15 phút/chuyến). Thời gian tàu dừng tại ga để khách lên xuống là 25-50 giây.

Có các loại vé tàu: Vé đi một lượt (8.000 đồng - 15.000 đồng); vé ngày (30.000 đồng/ngày, đi lại trong ngày, không giới hạn số lượt đi); vé tháng phổ thông (200.000 đồng/vé/30 ngày kể từ ngày phát hành vé); vé tháng mua theo tập thể 140.000 đồng (vé tháng, mua theo tập thể từ 30 người trở lên); vé tháng cho học sinh, sinh viên, công nhân khu công nghiệp (100.000 đồng/vé); vé miễn phí (trẻ em dưới 6 tuổi, người già trên 60 tuổi, người có công, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo).

Toàn tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông dài 13,05 km đi trên cao, với 12 nhà ga, trung bình hơn 1 km có một ga. Mỗi đoàn tàu có sức chở 960 khách, lưu thông với vận tốc trung bình 35km/h, thời gian đi toàn tuyến hết hơn 23 phút.

Tại 12 nhà ga của tuyến đường sắt có kết nối với các tuyến xe buýt công cộng, trong đó ga đầu tuyến Yên Nghĩa kết nối với bến xe khách Yên Nghĩa, có các tuyến xe buýt, xe khách đi ngoại thành và các tỉnh.

Hành khách mua vé đi tàu tại các nhà ga của tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông. Trường hợp mua vé ưu tiên cần xuất trình giấy tờ tùy thân hoặc giấy xác nhận của đơn vị quản lý (học sinh, sinh viên, người lao động tại khu công nghiệp); mua theo tập thể 30 người trở lên có xác nhận của thủ trưởng đơn vị.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.