Tags

Tết Trung thu

Tìm theo ngày
Tết trung thu tại Việt Nam và Trên thế giới có gì thú vị?

Tết trung thu tại Việt Nam và Trên thế giới có gì thú vị?

Tết Trung thu theo Âm lịch là ngày Rằm tháng 8 hằng năm, ngày này được coi là tết của trẻ em hay còn được gọi với một số tên khác là Tết trông Trăng hay Tết hoa đăng.

Sau ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 thì trẻ em rất mong chờ ngày tết trung thu vì thường hay được người lớn mua cho nhiều đồ chơi, thường là các món đồ chơi truyền thống như đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ, vương miện công chúa, tò he...Bên cạnh đó còn được ăn bánh nướng, bánh dẻo thơm ngon mà nhiều bé rất thích.

Vào ngày tết trung thu, người ta sẽ tổ chức bày cỗ và trông trăng. Vào thời điểm mặt trăng lên cao,các bé sẽ vừa múa hát và vừa ngắm trăng phá cỗ. Tại nhiều nơi người ta còn tổ chức múa múa sư tử, múa lân, múa rồng để các bé thỏa thích vui chơi. Bên cạnh đó ở Trung Quốc và nhiều khu phố người Hoa ở trên thế giới họ còn bắn pháo hoa trong ngày lễ này.

Tết trung thu tại Việt Nam được tổ chức như thế nào?

Tết trung thu truyền thống

Vào khoảng thế kỷ 19, người dân nước ta ban ngày sẽ làm cỗ cúng gia tiên, đến tối thì bày cỗ thưởng trăng. Bày cỗ với bánh mặt trăng bên cạnh đó dùng nhiều loại bánh trái hoa quả được nhuộm các màu sặc sỡ, bắt mắt. Các cô thiếu nữ ở ngoài phố thi nhau tài khéo tay, gọt đu đủ thành bông hoa, nặn bột làm hình động vật như con tôm, con cá voi.

Đồ chơi của trẻ em trong dịp Tết trung thu là các món được bồi bằng giấy như rồng, bọ ngựa, bươm bướm, voi, kỳ lân, ngựa, sư tử, hươu, cá, têm....Trẻ con vào buổi tối đêm trung thu sẽ dắt díu nhau chơi nhiều trò chơi dân gian như kéo co, rước đèn, rước sư tử, đánh trống, thanh la…

Cũng ở trong dịp này người dân sẽ mua bánh trung thu, cùng với trà, rượu để làm lễ cúng tổ tiên vào buổi tối khi mà Trăng Rằm vừa mới lên cao. Mọi người cũng thường biếu cho ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, và những người thân thiết Bánh Trung Thu, bánh kẹo, hoa quả, trà và rượu.

Người Trung Quốc thường hay tổ chức múa rồng trong dịp tết Trung Thu, còn người Việt Nam ta thì hay múa sư tử hay múa lân. Con Lân là biểu tượng cho sự may mắn, thịnh vượng và cũng là là điềm lành đến với mọi nhà... Thời xa xưa, người Việt ta còn hát Trống Quân và treo đèn kéo quân trong ngày Tết Trung Thu.

Rước đèn trung thu

Vào dịp trung thu người ta vẫn thường tổ chức lễ rước đèn cho trẻ con đi chơi khắp các thôn xóm và khu phố. Lễ rước đèn này có thể được tổ chức bởi chính quyền tại địa phương hoặc đoàn thanh niên, hoặc cũng có thể tự phát từ các nhóm thanh niên trẻ tuổi. Một số nơi còn tổ chức thi làm đèn ông sao, đèn lồng thật to và đẹp để thi với nhau trong lễ rước đèn trung thu.

Tại hai tỉnh Phan Thiết và Tuyên Quang vào dịp trung thu hàng năm thường tổ chức lễ hội rước đèn có quy mô lớn và vô cùng hoành tráng có truyền thống từ rất nhiều năm nay, thu hút được sự quan tâm và tham gia của người dân không chỉ trong địa bàn tỉnh mà còn trên khắp cả nước.

Mâm cỗ tết trung thu có gì?

Mâm cỗ trong ngày tết Trung Thu thường có trọng tâm là hình một chú chó xinh xắn được làm từ những tép bưởi và được gắn thêm 2 hạt đậu đen để làm mắt. Xung quanh mâm cỗ có bày thêm nhiều loại hoa quả và bánh nướng, bánh dẻo.

Ngày nay bánh trung thu ngày càng trở nên vô cùng đa dạng với các loại bánh nướng, bánh dẻo có nhân thập cẩm hay là đủ các vị khác như đậu xanh, đậu đỏ, sữa dừa, cốm, sầu riêng, khoai môn, trà xanh…Bên cạnh đó còn có các loại bánh chay có hình thù phổ biến như lợn mẹ và đàn lợn con hay hình con cá chép…

Trước kia người ta hay lấy hạt bưởi phơi khô và xiên vào những dây thép. Tới đêm trung thu sẽ mang sợi dây bằng hạt bưởi đem ra đốt sáng, nó sẽ nổ tí tách rất vui mắt vui tai.

Những món ăn trong dịp tết trung thu là các món đặc trưng của mùa thu như cốm, chuối, quả hồng ngâm, hồng đỏ, quả thị, quả bưởi, quả na… Khi trăng đã lên cao tới đỉnh đầu thì cũng là lúc mọi người cùng phá cỗ và thưởng thức hương vị ngày tết Trung thu.

Tết trung thu ở nước ngoài được tổ chức như thế nào?

Tết Trung thu là ngày lễ truyền thống tại tại các nước Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore...

Ở Hàn Quốc và Triều Tiên, ngày này cũng được gọi là lễ tạ ơn (Chuseok). Vào dịp này người nông dân sẽ làm lễ cảm tạ tổ tiên vì đã mang đến một mùa màng bội thu. Đây cũng là là ngày tết lớn thứ hai trong năm tại hai quốc gia này. Đồng thời họ cũng có ngày nghỉ lễ kéo dài tới 3 ngày. Người Hàn Quốc sẽ trở về thăm quê hương và ăn những món ăn truyền thống.

Tại Nhật Bản vào mỗi dịp Trung Thu, người dân thường tụ tập để làm những món bánh truyền thống, sau đó họ đặt những khay bánh đó ở kế bên hiên nhà, gần cửa sổ hay bất cứ chỗ nào để có thể nhìn trăng rõ nhất. Theo quan niệm truyền thống của người Nhật Bản thì nếu có trẻ con đến và tự ý ăn bánh của nhà mình thì họ sẽ được gặp nhiều may mắn. Tết trung thu cũng là dịp đoàn viên mà những người con xa xứ trở về với quê hương, cùng nhau liên hoan và làm những món ăn truyền thống Nhật Bản, mặc những bộ trang phục thật đẹp để đi chơi lễ hội.

Ở Đài Loan Tết Trung Thu là ngày nghỉ lễ chính thức trên cả nước. Họ tổ chức các buổi nướng thịt ngoài trời để thắt chặt tình cảm giữa gia đình và đồng nghiệp. Tại Hồng Kông và Macau, ngày liền sau rằm tháng 8 là ngày nghỉ lễ chính thức, sẽ có rất rất nhiều sự kiện lễ hội được tổ chức vào đêm rằm.