Tham khảo cách thiết kế phòng khách xưa đậm chất cổ điển cho gia đình

Nếu bạn đã quá chán chường với cuộc sống xô bồ, vội vã và muốn tìm về cho mình một khoảng “lặng”, một nơi chốn bình yên bên gia đình, hãy thử thay đổi và thiết kế một phòng khách xưa đẹp và ấn tượng thông qua gợi ý trong bài viết sau.

Cách thiết kế phòng khách xưa đẹp, ấn tượng cho gia đình

Đối với những ai có niềm yêu thích đặc biệt với văn hóa Á Đông nói chung và thiết kế nhà ở thập niên 90 nói riêng, thì một phòng khách xưa mang đậm chất cổ điển chắc chắn sẽ là không gian tuyệt vời để gia đình cùng quây quần bên nhau, cùng hoài niệm về những gì xưa cũ, mộc mạc và dung dị nhất trong cuộc sống thường nhật.

Nhắc đến phòng khách xưa, nhiều người thường nghĩ ngay đến những bộ bàn ghế gỗ gụ cũ, khung cửa sổ lá sách nhuộm màu thời gian, sàn lát gạch bông, những món đồ gia dụng gỉ sét hay những chiếc nệm có hoa văn nổi bật. Ngày nay, kiểu thiết kế trên chỉ dùng cho các quán cà phê retro mô phỏng theo thời bao cấp cũ và rất khó để áp dụng trong không gian nhà ở gia đình.

Nguồn: Traveloka

Bên cạnh đó, phòng khách xưa cũng có thể được hiểu và ứng dụng trong thiết kế nhà ở theo một cách khác, sang trọng, ấn tượng và cổ điển hơn, ví như đi theo lối kiến trúc Việt - Pháp (Indochine) hoặc đồng quê mộc mạc (vintage) - vốn là hai phong cách được các gia đình quyền thế, quý tộc giàu có vào những năm 50 ưa chuộng.

Ảnh minh họa: Nhã Lam

Thiết kế phòng khách xưa theo phong cách vintage

Vintage là một trong những phong cách thiết kế nội thất có sự hòa quyện giữa các yếu tố cổ điển của thập niên cũ với nét hiện đại ngày nay. Đó là lý do mà khi muốn thiết kế phòng khách xưa cho gia đình, nhiều người đã chọn phong cách này để dựa vào đó để trang trí và lựa chọn nội thất cho căn phòng.

Mẫu phòng khách vintage 1:

Nếu bạn là người thích sự hiện đại, tự do, phóng khoáng nhưng vẫn ưa chuộng nét đẹp hoài cổ, mộc mạc, bạn có thể thiết kế phòng khách theo các mẫu sau để để thể hiện cá tính cũng như gu thẩm mỹ cho căn nhà của gia đình mình.

Ảnh minh họa: Nhã Lam

Phong cách Vintage trong thiết kế nội thất thường được thể hiện theo hơi hướng mộc mạc và tối giản. Thế nên khi áp dụng lối thiết kế này, bạn có thể hạn chế trang trí tường để tạo cảm giác phòng khách trở nên rộng rãi và thoáng đãng hơn.

Để làm nổi bật không gian phòng khách xưa theo phong cách vintage, những món đồ nội thất với kiểu dáng và màu sắc mang hơi hướng hoài cổ phải được lựa chọn một cách tỉ mỉ và tinh tế. Bộ sofa gỗ kết hợp bàn trà và những món đồ trang trí mang hơi hướng thiên nhiên (như cây cỏ, cành lá, hoa,...) sẽ khiến không gian trở nên thu hút và trông nhẹ nhàng, tinh tế hơn.

Màu sắc tường, sàn, đồ nội thất hay rèm cửa trong mẫu này được chọn chỉ với hai gam màu nâu – trắng giản dị. Tuy nhiên, nếu bạn biết kết hợp và sắp xếp mọi thứ một cách logic và tối giản hết mức, có thể mang lại một phòng khách có phối cảnh vừa hoài niệm vừa tự do lại vừa vô cùng gọn gàng, ngăn nắp.

Mẫu phòng khách xưa vintage 2:

Vẫn mang hơi hướng vintage nhưng phòng khách xưa theo mẫu dưới đây được chú trọng vào các chi tiết trang trí và biến tấu theo hơi hướng tiện ích sống nhiều hơn.

Vẫn sử dụng các chất liệu tự nhiên và màu sắc quen thuộc là gỗ, mây tre đan và tông màu trắng - nâu giản dị, tuy nhiên không gian phòng khách xưa này lại được thêm thắt thêm nhiều chi tiết theo sở thích của gia chủ như sách, cây cảnh, tranh ảnh,... để không gian trở nên gần gũi và ấm áp hơn.

Những chi tiết như chiếc đèn trần, ghế đọc sách, đồng hồ, sàn gỗ, tủ kính,... đều có gì đó rất cổ điển và xưa cũ. Nhưng sự xuất hiện của các bức tranh, cây cỏ, thảm da thú đã khiến căn phòng khách trở nên hiện đại và ấn tượng hơn.

Ảnh minh họa: Nhã Lam

Thiết kế phòng khách xưa theo phong cách Indochine

Khó có thể tìm được một phong cách nội thất nào có thể dung hòa được giữa các yếu tố về đặc điểm tự nhiên, văn hóa, đời sống và con người Á Đông như Indochine. Đây được xem là thiết kế dành riêng cho các gia đình yêu thích sự cổ điển, hoài niệm nhưng cũng rất phóng khoáng và hiện đại.

Phòng khách xưa theo phong cách Indochine luôn sở hữu những họa tiết bắt mắt, màu sắc tươi sáng và các yếu tố trang trí đậm “chất họa”, nhưng vẫn giữ được nét rất xưa và hoài cổ, sang trọng của những gia đình quý tộc xưa.

Mẫu phòng khách xưa theo phong cách Indochine 1:

Như mẫu thiết kế dưới đây, bạn có thể kết hợp khéo léo giữa chất liệu, màu sắc và nội thất để mang đến một không gian rộng rãi, tiện nghi cho gia đình.

Đầu tiên, việc lựa chọn màu xanh pastel làm màu chủ đạo với lối trang trí sáng, kết hợp với nội thất bằng gỗ/tre có thiết kế cổ điển sẽ mang đến sự mát mẻ, thoải mái cho phòng khách xưa của gia đình.

Tiếp đó, bạn có thể trang trí thêm phần gạch bông bên dưới ghế để mang lại một không gian xưa đậm chất dân tộc, kết hợp với bức tranh dân gian đẹp và tinh mỹ và các chậu cây xanh, tất cả gợi nhắc một nét hoài cổ vô cùng quyến rũ mà vẫn dịu dàng khó tả cho phòng khách nhà bạn.

Ảnh minh họa: Nhã Lam

Mẫu phòng khách xưa theo phong cách Indochine 2:

Với những phòng khách có không gian rộng, thoáng đãng thì bạn có thể tham khảo mẫu dưới đây để thiết kế và trang trí cho căn phòng của gia đình mình.

Ảnh minh họa: Nhã Lam

Bạn có thể sử dụng các gam màu trầm lắng đặc trưng của phong cách Indochine như trắng – nâu – vàng cho nội thất phòng khách xưa.

Bằng cách chọn nội thất được làm từ chất liệu gỗ tự nhiên, mộc mạc với thiết kế uốn lượn mềm mại, kết hợp với sàn gạch hoa cổ điển, phòng khách của bạn sẽ toát lên vẻ sang trọng, hiện đại với đầy đủ tiện nghi nhưng vẫn phảng phất “hồn Việt” xưa cũ trong từng chi tiết.

Để tăng thêm tính hoài cổ, xưa cũ cho căn phòng, bạn có thể thêm một bức tranh dân gian trên mảng tường phía sau, tạo điểm nhấn mang dấu ấn Việt. Bên cạnh đó, việc sử dụng quạt trần cánh lá trang trí hay cây chuối cảnh và bình hoa tươi đặt trên bàn, sẽ giúp bạn mang hơi thở tươi mát của thiên nhiên vào không gian sống của mình.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.