'Thu giá BOT giao thông': Bộ GTVT cần cầu thị, lắng nghe

Liên quan đến vụ "thu giá BOT giao thông", Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cho rằng Bộ GTVT cũng như các cơ quan chức năng có liên quan cần nghiên cứu nghiêm túc, cầu thị lắng nghe ý kiến nhân dân.
thu gia bot giao thong bo gtvt can cau thi lang nghe
(Ảnh minh họa: Di Linh)

Liên quan đến thuật ngữ "thu giá" BOT giao thông của Bộ GTVT, theo thông tin chúng tôi mới nhận được, Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp) vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp về nội dung này.

Theo Cục Kiểm tra VBQPPL, Luật Phí và lệ phí năm 2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 quy định các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh (bao gồm cả các dự án BOT đường bộ) được chuyển từ cơ chế phí sử dụng đường bộ sang cơ chế giá dịch vụ sử dụng đường bộ do nhà nước định giá, chịu sự điều chỉnh của Luật Giá.

Theo đơn vị trên, việc chuyển từ cơ chế phí sang cơ chế giá đối với dịch vụ sử dụng đường bộ đã được Quốc hội bàn thảo và quy định trong Luật.

"Vấn đề hiện nay là triển khai thực hiện như thế nào cho hiệu quả, nhất là các dự án BOT đường bộ để bảo đảm lợi ích của người dân và cả nhà đầu tư, ở đây có trách nhiệm rất lớn của Bộ GTVT", văn bản của Cục Kiểm tra VBQPPL nêu rõ.

Theo Cục Kiểm tra VBQPPL, trên cơ sở quy định của Luật, Chính phủ đã giao BGTVT quy định giá tối đa đối với dịch vụ sử dụng đường bộ.

Phía Bộ GTVT cũng đã ban hành Thông tư số 49/2016/TT-BGTVT có hiệu lực từ 01/3/2017 quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ.

Trong đó có sử dụng cụm từ “Trạm thu giá” để chỉ “Trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ” là nơi thực hiện việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

thu gia bot giao thong bo gtvt can cau thi lang nghe Clip lái xe dùng 'giá đỗ' thay vì thanh toán tiền để 'trả giá' qua 'trạm thu giá' BOT

"Việc dùng cụm từ “Trạm thu giá” tại Thông tư số 49/2016/TT-BGTVT là cách sử dụng từ ngữ viết tắt trong văn bản quy phạm pháp luật.

Đây là cơ sở pháp lý để các “Trạm thu phí” BOT đổi tên thành “Trạm thu giá” BOT dẫn đến dư luận phản ứng dữ dội thời gian qua", Cục Kiểm tra VBQPPL cho hay.

Đáng chú ý là, Cục Kiểm tra VBQPPL cho biết, các cụm từ "Thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ", "Trạm thu giá dịch vụ" (sử dụng đường bộ) cũng đã được dùng trong một số văn bản khác.

Cụ thể là trong Quyết định số 07/2017/QĐ-TTg ngày 27/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng;

Nghị quyết số 43/NQ-UBTVQH14 ngày 21/10/2017 của UBTVQH về một số nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao BOT.

Cục Kiểm tra văn bản QPPL cho biết, về nội dung chính sách, khoản tiền người tham gia giao thông phải trả (đối với các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh, trong đó có các dự án BOT đường bộ) được xác định theo cơ chế giá (giá dịch vụ do Nhà nước định giá) là có cơ sở từ Luật.

Tuy nhiên, Cục này cho rằng việc sử dụng các từ ngữ "thu giá", "trạm thu giá" theo cách nêu trên cần được xem xét thêm, nhất là về khía cạnh ngôn ngữ học.

"Bộ GTVT cũng như các cơ quan chức năng có liên quan cần nghiên cứu nghiêm túc, cầu thị lắng nghe ý kiến nhân dân, nhất là ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học về ngôn ngữ để lựa chọn từ ngữ trong văn bản cho phù hợp, vừa phản ánh đúng nội dung chính sách, vừa phù hợp với quy tắc ngôn ngữ tiếng Việt", Cục Kiểm tra VBQPPL cho biết.

Gọi tên đầy đủ vẫn không ổn

Theo TS Nguyên Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, có ý kiến cho rằng "thu giá" không có gì sai vì tên đầy đủ là "Trạm thu giá sử dụng dịch vụ đường bộ" và tách "thu giá" ra khỏi ngữ cảnh để phê phán là không nên.

Tuy nhiên, TS Dũng cho rằng tên đầy đủ "Trạm thu giá sử dụng dịch vụ đường bộ" vẫn không ổn.

"Trong tiếng Việt, số tiền bạn phải trả cho một dịch vụ bất kỳ được gọi là phí, không ai gọi là giá cả.

Bạn sử dụng dịch vụ đường bộ, thì bạn phải trả phí cho dịch vụ này. Mức phí có thể thấp hoặc cao phụ thuộc vào việc giá được ấn định như thế nào.

Giá được ấn định như thế nào lại phụ thuộc vào văn bản pháp luật có liên quan.

Gọi là thu phí thì chắc chắn phải áp dụng Luật phí và lệ phí để xác định giá. Gọi là thu giá có tránh được điều này hay không thì chúng ta còn phải chờ xem", TS Dũng nói.

thu gia bot giao thong bo gtvt can cau thi lang nghe Hà Nội mưa lớn: Xe máy leo vỉa hè, BRT 'nhích từng bước'

Sáng 28/5, Hà Nội tiếp tục mưa lớn, người đi xe máy phải leo vỉa hè trong khi buýt nhanh BRT "nhích từng bước" vì ...

chọn
Đất Vũng Tàu: Nhiều người hỏi, ít người chốt
Tháng vừa qua, thị trường Bà Rịa - Vũng Tàu đã đón nhiều nhà đầu tư đi tìm hiểu và khảo sát đất nền, căn hộ. Dù vậy, phần lớn chỉ dừng lại ở mức xem xét, hỏi thăm thông tin và ký gửi sản phẩm sang nhượng, số lượng giao dịch chốt thành công còn khiêm tốn.