Vẫn còn 1 nhà hàng Món Huế đang hoạt động tại Sài Gòn giữa lúc cả hệ thống đóng cửa, bị đối tác tố quỵt tiền rau, thịt

Cửa hàng Món Huế nằm cạnh chợ Bến Thành (quận 1) chiều 22/10 vẫn hoạt động. Trong khi đó, cửa hàng vốn đông khách ở trung tâm thương mại Vincom tắt đèn tối om, không còn kinh doanh 2-3 ngày nay. Một loạt cửa hàng tại các tuyến đường trung tâm TP HCM cũng tắt đèn.
IMG_7930

Theo giới thiệu của Công ty TNHH Nhà hàng Món Huế - đơn vị sở hữu chuỗi thương hiệu Món Huế, Phở ông Hùng… công ty đang có gần hơn 50 cửa hàng tại TP HCM. Tuy nhiên, khoảng 1 tháng này, hầu hết các cửa hàng đều âm thầm đóng cửa.

IMG_7926

Điểm kinh doanh này nằm trên đường Hai Bà Trưng (quận 1), gồm 3 tầng, kinh doanh cùng lúc 2 thương hiệu Món Huế và Phở ông Hùng đã đóng cửa im ỉm gần tháng nay. Bên trong cửa hàng, bàn ghế đã được dọn đi, chỉ còn lại một người bảo vệ trông chừng cửa hàng.

IMG_7931

Trong khi đó, một cửa hàng khác của Món Huế gồm 3 tầng nằm tại góc đường Đồng Khởi (quận 1) vốn rất sầm uất cũng đóng cửa nhiều ngày nay, 22/10. Tại cửa hàng này, dù không kinh doanh nhưng cũng không thông báo cửa hàng đang ngừng kinh doanh hay sửa chữa. Mặt bằng của Món Huế được trưng dụng thành nơi đỗ xe cho các hàng quán kế bên.

IMG_7927

Các cửa hàng còn lại, bên ngoài đều có dán thông báo đang sửa chữa hoặc tạm ngưng hoạt động, bàn giao mặt bằng. Tuy nhiên, hầu hết các chương trình khuyến mãi hay giới thiệu sản phẩm của Món Huế vẫn chưa được gỡ bỏ.

IMG_7958

Địa điểm kinh doanh của Món Huế luôn nằm tại những khu vực thuộc hàng đắt đỏ nhất TP HCM. Chỉ riêng khu trung tâm quận 1 đã có đến 11 cửa hàng, thậm chí cùng một tuyến đường, cách nhau chưa đầy 500 mét đã có cùng lúc 2 cửa hàng Món Huế. Cửa hàng này nằm trên đường Lê Thánh Tôn, tên thương hiệu, logo Phở ông Hùng đã được tháo bỏ, để chuẩn bị cho chủ mới đến kinh doanh.

IMG_7939

Trong khi đó, cửa hàng nằm trên đường Đề Thám, sát với khu phố Tây Bùi Viện đã hoàn tất đổi chủ. Tại đây, một cửa hàng khác đã mọc lên và bắt đầu kinh doanh. Dù đã tan tầm nhưng cửa hàng này hầu như không có khách. Một số người sống trong khu vực này cho biết, thường ngày, vào trưa và chiều tối, Món Huế, Phở ông Hùng ở đây bán rất tốt, nhất là khách nước ngoài rất thường xuyên ghé ăn.

IMG_7944

Cửa hàng Món Huế hiếm hoi còn mở cửa phục vụ hiện nay tại TP HCM là điểm kinh doanh nằm tại góc đường Lê Thánh Tôn và Phan Bội Châu, cạnh chợ Bến Thành. Tối 22/10, một số thực khách vẫn chọn cửa hàng này để ăn uống. Tuy nhiên, bảo vệ cửa hàng nói không biết khi nào sẽ đóng cửa.

IMG_7950

Tương tự các điểm kinh doanh bên ngoài, cửa hàng Món Huế nằm tại lầu 3, trung tâm thương mại Vincom Đồng Khởi (quận 1) cũng không còn hoạt động.

IMG_7956

Trong trung tâm thương mại này, cửa hàng chiếm một diện tích khá lớn vì kinh doanh đầy đủ các thương hiệu từ Món Huế, Phở ông Hùng, Cơm thố cháy. Tại đây, chiều 22/10, cửa hàng tắt đèn tối om.

IMG_7948

"Món Huế đóng cửa khoảng 2-3 hôm nay rồi. Nó bị tố quỵt tiền gì đó của nhà cung cấp, không trả tiền luôn cho nhân viên, tính ra không trả lương cũng đâu khoảng 1-2 tháng", một nam bảo vệ chỉ tay về Nhà hàng Món Huế khẳng định.

IMG_7953

Dọn đi khỏi trung tâm thương mại này, tuy nhiên, bàn ghế của Món Huế vẫn còn để lại rất đầy đủ và ngăn nắp.

IMG_7954

Bên trong, nhiều vật dụng của Món Huế vẫn còn được để lại tươm tất, không giống như những mặt bằng kinh doanh khác.

IMG_7932

Trong hôm nay, nhiều nhà cung cấp thực phẩm, nguyên liệu cho chuỗi Nhà hàng Món Huế này đã căng băng rôn tại văn phòng công ty nằm tại địa chỉ 302-304 Võ Văn Kiệt (phường Cô Giang, quận 1), yêu cầu công ty trả tiền công nợ còn thiếu. Theo đó, số tiền mà các nhà cung cấp này bị quỵt ít nhất là vài triệu, thậm chí nhiều nhà cung cấp bị Món Huế nợ đến hàng tỉ đồng.

Doanh nghiệp bị nợ nhiều nhất gần 2,8 tỉ đồng, ít nhất 65 triệu đồng

Theo danh sách mà anh Nguyen Duy Chuong cung cấp, khoảng 28 nhà cung cấp đang bị nợ số tiền khoảng 20 tỉ đồng. Công ty Huy Việt Nam nợ đối tác từ tiền rau, mực in, đá lạnh đến nước cốt dừa, lá chuối, thịt bò, rau xanh...số tiền từ vài triệu đến hơn cả tỉ đồng.

Theo đó, Công ty Trương Đạt Kiều Trang bị nợ hơn 588,8 triệu đồng.

Công ty Hùng Hải Phong bị nợ 1,039 tỉ đồng.

Công ty rau củ quả Bảy Hùng (Bình Điền) bị nợ 1,3 tỉ đồng.

Nhà cung cấp Phở Tú Linh hơn 582 triệu đồng.

Nhà cung cấp hến miền Tây 150 triệu đồng.

Nhà cung cấp lá chuối +nước cốt dừa hơn 160 triệu đồng.

Công ty bò Hùng Vương bị nợ hơn 394,7 triệu đồng.

Công ty in ấn Đại Dương dính nợ 284,5 triệu đồng.

Công ty Lê Tống bị nợ 656,8 triệu đồng.

Thịt bò Việt Úc bị nợ 134,5 triệu đồng.

Công ty Thanh Nhân Food dính nợ hơn 1,06 tỉ đồng.

Công ty sen vàng bị nợ 110 triệu đồng.

Công ty Green cross bị nợ 287,9 triệu đồng.

Rau củ quả Phương đến gần 2,8 tỉ đồng.

Công ty Ngọc Phú bị nợ 361,9 triệu đồng.

Công ty Thiên Phúc bị nợ 65 triệu đồng.