Tháng Ba không chỉ là tháng của hạnh phúc, của những điều ngọt ngào mà tháng Ba còn là tháng để những số phận bị bỏ quên thời hiện đại được quyền lên tiếng...

Tháng Ba không chỉ là tháng của hạnh phúc, của những điều ngọt ngào mà tháng Ba còn là tháng để những số phận bị bỏ quên thời hiện đại được quyền lên tiếng...

-----


My Freedom Day: Tiếng nói đồng thanh của những số phận bị bỏ quên thời hiện đại - Ảnh 1.

Câu chuyện của Anita, Kenya

Câu chuyện được bắt đầu trong một buổi trưa hè oi ả tại Kenya - đất nước nổi tiếng với thiên nhiên hùng vĩ tại phía Đông châu Phi. Khi ấy, cô bé Anita 10 tuổi đang làm công việc thường ngày là chăn bò ở cánh đồng gần nhà.

Cô không biết rằng khi mình đang vô tư ngắm đàn bò gặm cỏ thì cánh tay số phận đã khẽ khàng kéo cô về phía "địa ngục trần gian".

Sau khi chăn bò về, cha của Anita đã tuyên bố cô bé sẽ kết hôn trong vài ngày tới với một người đàn ông trong làng.

Người đàn ông này đã 55 tuổi và đang có hai vợ. Là người vợ thứ ba, Anita phải ở trong một chòi lá ở gần khu nông trại của gia đình chồng.

Công việc của cô sau khi kết hôn là làm hết việc nhà, chăm sóc đàn dê, bò và phải là nơi để người đàn ông kia xả hết bực dọc. 

My Freedom Day: Tiếng nói đồng thanh của những số phận bị bỏ quên thời hiện đại - Ảnh 2.

Anita đã sống cuộc sống như phận người ở, cô không được đi học, không được vui chơi theo đúng lứa tuổi của mình, không được nêu ý kiến và hơn cả là cô thường xuyên phải chịu sự hành hạ cả về thể xác lẫn tinh thần.

Ba trận đòn mà cô nhớ mãi không thôi sau khi về nhà chồng đó là trận đòn khi cô làm mất một con dê, trận đòn khi cô ngồi nghỉ ngơi thay vì cho dê ăn và trận đòn khi cô cố gắng chạy trốn khỏi sự tra tấn dã man từ người chồng.

Không bỏ cuộc, Anita vẫn tìm đủ mọi cách thoát khỏi cuộc sống địa ngục. Như mọi ngày, Anita đưa dê đi ăn cỏ rồi cô để mặc đàn dê ở đó mà chạy thục mạng vào trong rừng... Cô chạy mãi, chạy mãi cho đến khi mặt trời khuất núi, cho đến khi đôi mắt của cô đã không còn thấy đường… 

Cứ thế, bảy ngày liền, sáng mở mắt ra là cô lại chạy vì sợ người chồng sẽ nhanh chóng tìm ra mình. Cô sống nhờ thức ăn, hoa quả mà thú rừng để lại.

Sau bảy ngày, cô được người dân tìm thấy và đưa vào nhà thờ. Cuộc sống địa ngục trần gian dần lùi sau về phía sau lưng để nhường đường cho nụ cười và những kiến thức mới…

Hiện tại, Anita đã chạy trốn số phận được 5 năm, cô mơ ước sau này mình sẽ trở thành bác sĩ để có thể kiếm tiền và quay trở về gia đình, giúp đỡ cha mẹ.

Câu chuyện của Anna, Ba Lan

Năm 16 tuổi, Anna gặp một chàng trai hơn mình vài tuổi và ngay từ ánh mắt đầu tiên, cô đã cảm giác rung động bởi những hành động "ngôn tình" cùng sự quan tâm vô điều kiện của anh chàng.

Hai người yêu nhau và Anna vô cùng tự hào về mối quan hệ đó. Càng ngày, cô càng lún sâu vào "bẫy tình" của chàng trai và sẵn sàng làm mọi chuyện để chàng trai đó được hạnh phúc. 

Sau một thời gian, Anna được bạn trai ngỏ lời chuyển đến Anh sống cùng với chị của anh ta. Anna đã vô cùng vui sướng bởi ngay khi nghe những lời đường mật đó, cô đã tự vẽ ra những viễn cảnh vô cùng lãng mạn, sẽ được ở bên cạnh người mình yêu, được có một công việc ổn định và tương lai tươi sáng.

My Freedom Day: Tiếng nói đồng thanh của những số phận bị bỏ quên thời hiện đại - Ảnh 3.

Nhưng cuộc đời đâu có giống như những giấc mơ. Ngay khi đặt chân đến Anh, cuộc sống của cô đã rẽ sang một trang đen tối.

Khi bước chân sang đất nước mới cũng là lần cuối cùng cô thấy mặt người yêu bởi ngay sau đó, cô bị giam trong căn nhà của "chị gái người tình". Cô không được phép ăn hay đi vệ sinh nếu không làm theo mệnh lệnh.  

Khi đã quen với cuộc sống bị giam cầm, khi những con người bắt nhốt Anna thấy cô đã chịu "thuần phục", lập tức Anna phải đi kiếm tiền cho chúng bằng cách làm từ sáng đến tối muộn ở một tiệm làm móng.

Đến đêm, cô không được nghỉ ngơi mà bị ép quan hệ tình dục với nhiều người đàn ông khác nhau.

Những vết trói, vết bầm tím khắp người đã trở thành một phần quen thuộc trên cơ thể của Anna. Anna đã trải qua cuộc sống địa ngục đó bốn năm liền.

Tuy vậy, vì quá sợ hãi việc bị những người đàn ông kia trả thù nên cô chưa từng có ý định bỏ trốn cho đến khi một khách hàng tốt bụng biết được câu chuyện của cô và đã đưa cho cô số điện thoại của tổ chức giải cứu những "nô lệ thời hiện đại".

Anna đã gọi, và người phụ nữ ở đầu dây kia trao cho cô chiếc chìa khóa mở ra thế giới tự do mới cho mình.

Câu chuyện của Craz, Phillipines

Cách Anna gần nửa vòng trái đất là Craz, một người đàn ông 31 tuổi sống tại Phillipines.

Từ khi còn là một cậu bé 15 tuổi, Craz đã có niềm đam mê với bộ môn đấm bốc. Mồ côi cha từ nhỏ, mọi gánh nặng cuộc sống đều đặt lên vai người mẹ làm lao công của cậu bé. Hiểu được nỗi lo lắng của mẹ, sau khi tốt nghiệp trung học, Craz lao ngay vào sự nghiệp làm vận động viên đấm bốc, chấp nhận những tổn thương cơ thể để đỡ đần người mẹ già của mình.

Khi đang thi đấu, một người đàn ông lạ mặt thấy được năng lực, hoàn cảnh cũng như nguyện vọng của Craz nên đã đến và trao cho Craz một cơ hội có thể kiếm được hơn 200 đô Úc cho mỗi trận đấu.

Người đàn ông cùng cơ hội đó tựa như là giấc mơ đối với một Craz – một vận động viên có thu nhập ít ỏi với gánh nặng mưu sinh…

My Freedom Day: Tiếng nói đồng thanh của những số phận bị bỏ quên thời hiện đại - Ảnh 4.

Craz lập tức nghe theo hướng dẫn của người đàn ông trên và chỉ vài tuần sau, anh bay đến Sydney trong niềm hân hoan.

Ngày đầu tiên tại Úc, anh được tiếp đãi vô cùng niềm nở bởi gia đình người đàn ông lạ mặt.

Đến ngày tiếp theo, Craz bị ép phải giao nộp hộ chiếu và bắt làm "nhiệm vụ". Anh vẫn rất hăm hở vì cho rằng đó là thủ tục hay "hợp đồng" công việc có thể giúp anh kiếm được ít nhất 200 đô Úc mỗi ngày.

Nhưng thay vì làm việc cùng những dụng cụ đấm bốc chuyên nghiệp, Craz phải "vật lộn" với rác rưởi, với đống bát đĩa, với quần áo, bỉm sữa của ba gia đình từ sáng đến tối đêm và trở về căn "phòng" của mình là hầm giữ xe để nghỉ. Công việc đó cũng tạo thu nhập cho anh nhưng chỉ đủ để anh trang trải nhu cầu cơ bản là ăn uống ít ỏi mỗi ngày.

Anh không thể nào hiểu nổi chuyện gì đang xảy ra trong đời mình. Anh không thể nói tiếng Anh, lại càng không có tiền và cũng không có hộ chiếu để trở về quê hương.

Cuối cùng, Craz không chấp nhận cuộc sống hiện tại và quyết định khai báo với cảnh sát. Anh được giải thoát khỏi cuộc sống đó và chuyển đến thành phố Melbourne, nơi anh thật sự kiếm được việc làm để gửi tiền về nuôi gia đình.

Anita, Anna và Craz là những trường hợp tiêu biểu của "hiện tượng nô lệ thời hiện đại". Họ đã dám chạy trốn, dám lên tiếng để tự mình thoát khỏi dây trói của số phận. 

My Freedom Day: Tiếng nói đồng thanh của những số phận bị bỏ quên thời hiện đại - Ảnh 5.

Đa phần tội phạm buôn bán người bất hợp pháp đều nhắm vào người nhập cư, phụ nữ và trẻ em ở những nước chưa phát triển vì họ là đối tượng dễ bị ảnh hưởng, lôi kéo nhất. Tuy vậy,, theo số liệu của Tổ chức lao động Quốc tế, ngày càng nhiều nam giới và công dân của các nước đang phát triển là nạn nhân của việc buôn bán nô lệ. 

My Freedom Day: Tiếng nói đồng thanh của những số phận bị bỏ quên thời hiện đại - Ảnh 6.

Ở các nước đang phát triển, số lượng người bị bán để tham gia hoạt động bất hợp pháp càng nhiều. Lí do vì những kẻ buôn người chọn đánh vào tâm lí mong muốn kiếm được nhiều tiền của những người nghèo, và những vùng đất xa hoa phát triển luôn là giấc mơ tươi đẹp nhất trong cuộc sống bủa vây gánh nặng cơm áo gạo tiền của họ. 

Trớ trêu thay, hành trình đổi đời của họ chẳng những không kiếm được tiền để phụ giúp gia đình mà còn đánh đổi bởi rất nhiều máu và nước mắt…

My Freedom Day: Tiếng nói đồng thanh của những số phận bị bỏ quên thời hiện đại - Ảnh 7.

Khi nhắc đến vấn nạn "buôn người" thời hiện đại, phần lớn dư luận sẽ nghĩ đến những nạn nhân của vấn nạn đó phải phục vụ nhu cầu tình dục.

Tuy nhiên, theo số liệu của Liên Hợp Quốc vào năm 2016, chỉ có 5 triệu trong số 25 triệu nạn nhân có liên quan đến tình dục.

Để đứng về phía những nạn nhân của nạn "buôn người", hãng thông tấn CNN của Mỹ đã tạo ra một chiến dịch lớn có tên My Freedom Day (tạm dịch: Ngày tự do của tôi) nhằm tác động đến nhiều người dân tại nhiều nơi trên thế giới hiểu được đâu đó xung quanh chúng ta, vẫn luôn có những phận người phải chịu sự trói buộc của số phận, phải sống một cuộc sống mà họ không được là mình, không được tự do...

My Freedom Day: Tiếng nói đồng thanh của những số phận bị bỏ quên thời hiện đại - Ảnh 8.

Thông qua nhiều bài phỏng vấn và các video sinh động, chiến dịch My Freedom Day giúp người đọc nhận ra rằng tình trạng buôn bán nô lệ thời hiện đại có thể diễn ra ở khắp nơi và ở những hình thức tinh vi nhất.

Tháng 3 được gọi là tháng của phụ nữ, của hạnh phúc, của những điều ngọt ngào. Tuy nhiên, ngày 14 tháng 3 chính là ngày khuyến khích mọi người lên tiếng bảo vệ cho những số phận bị bỏ quên, bảo vệ cho những số phận bị tước đi điều kiện sống cơ bản nhất của một con người ngay ở những nơi có mức sống cao nhất thế giới.

My Freedom Day: Tiếng nói đồng thanh của những số phận bị bỏ quên thời hiện đại - Ảnh 9.

Chiến dịch My Freedom Day còn tạo cơ hội cho những nạn nhân buôn bán nô lệ hiện đại đứng lên kể câu chuyện của cuộc đời mình. Việc làm này không chỉ giúp nhiều người thoát khỏi cạm bẫy tinh vi của những kẻ buôn người mà còn là lời tuyên bố hùng hồn rằng những nạn nhân chưa được giải thoát không hề đơn độc.

Càng nhiều người biết và đứng lên vì những nô lệ thời hiện đại, tội ác lChiến dịch My Freedom Day còn tạo cơ hội cho những nạn nhân của nạn buôn bán nô lệ hiện đại đứng lên kể câu chuyện của cuộc đời mình.

Việc làm này không chỉ giúp nhiều người thoát khỏi cạm bẫy tinh vi của những kẻ buôn người mà còn là lời tuyên bố hùng hồn rằng những nạn nhân chưa được giải thoát không hề đơn độc.

Andrew Forest, một nhà kinh doanh người Úc hoạt động trong chiến dịch phản đối nô lệ hiện đại đã nhận định:

"Đây là một việc do con người tạo ra. Nó khác với những thứ dịch bệnh tự nhiên như AIDS hay sốt rét. Chính con người lựa chọn làm điều đó, nên cũng chính con người mới có thể đặt dấu chấm hết cho tình trạng này."

-----

Bài: Lê Mỹ Anh

Trình bày: Cô Trịnh

Theo Đời sống & Pháp lý