Đà Lạt xưa kia giống như một thiếu nữ tuổi xuân thì, dáng đài các với vẻ u buồn, lạnh lẽo nhưng chất chứa biết bao tâm sự… Nét buồn bã mà quyến rũ, mà thu hút đó đã từng làm xiêu lòng rất nhiều thi sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ, nhiếp ảnh gia…
Nỗi buồn gửi riêng Đà Lạt: ‘Tiểu Paris’ giữa rừng liệu có thành những khối bê tông? - Ảnh 1.

Khánh Giang năm 1959 từng viết: "Bạn có sống qua những ngày lặng lẽ u buồn ở Đà Lạt, có ngắm qua những buổi hoàng hôn nhuộm đỏ cánh đồi, có ngồi thu mình nhìn qua giọt mưa nặng trĩu rơi trên cửa kính, có dịp trầm ngâm cô độc say mê theo khói thuốc và hương vị tách cà phê phin đen ngòm, có lủi thủi dưới làn mưa bụi về đêm, có nện gót giày đều đều trên đường phố hoang vắng, có sống qua những giờ phút trống rỗng của cuộc đời và lòng mang ít nhiều kỉ niệm đau thương, bạn mới cảm được cái "tâm hồn" sâu xa và thấm thía của Đà thành. Và lúc ấy, bạn khó lòng mà rời Đà Lạt được nữa".

Đà Lạt xưa kia giống như một thiếu nữ tuổi xuân thì, dáng đài các với vẻ u buồn, lạnh lẽo nhưng chất chứa biết bao tâm sự… Nét buồn bã mà quyến rũ, mà thu hút đó đã từng làm xiêu lòng rất nhiều thi sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ, nhiếp ảnh gia…

Đà Lạt_ Bảo Bình (7)
Đà Lạt_ Bảo Bình (7)
Đà Lạt_ Bảo Bình (6)
Đà Lạt_ Bảo Bình (6)
Đà Lạt_ Bảo Bình (13)
Đà Lạt_ Bảo Bình (13)
Đà Lạt_ Bảo Bình (1)
Đà Lạt_ Bảo Bình (1)

Nét buồn bã mà quyến rũ, mà thu hút đó đã từng làm xiêu lòng rất nhiều thi sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ, nhiếp ảnh gia…

Còn nay, cô gái Đà Lạt ngày xưa đã mất dần vẻ u buồn, cô đã có phần "phấn khởi" hơn nhờ sợ phát triển kinh tế, du lịch vượt bậc, cô đã không còn cô đơn, sầu bi nữa mà đã trở thành điểm đến của rất nhiều người, từ những người khách du lịch đến những người làm kinh tế…

Phố xá sầm uất hơn, người đổ về ngày càng đông đúc, các khu du lịch được mở rộng khai thác hết công suất. Đà Lạt dần mất đi cái trầm tịch, hoang sơ của ngày xưa. Điều đó khiến Đà Lạt không còn "buồn" nữa mà chỉ khiến những người yêu Đà Lạt, những người trót thầm thương trộm nhớ cô gái Đà Lạt ngày xưa phải nuối tiếc, nhưng cũng chẳng thể trách vì điều gì rồi cũng cần phát triển đổi thay cho phù hợp với thời đại.

Nỗi buồn gửi riêng Đà Lạt: ‘Tiểu Paris’ giữa rừng liệu có thành những khối bê tông? - Ảnh 3.

Đà Lạt mang vẻ đẹp tự thân, vốn liếng của nơi đây là vị thế cùng khí hậu mát mẻ và trong lành - xứ sở của những đồi thông xanh không thể tách rời. Dù bề dày tồn tại chỉ mới hơn 100 năm, nhưng Đà Lạt trải qua bao đổi thay, mang dấu của riêng mình bên cạnh nguồn tài nguyên du lịch vốn có.

Khu Hòa Bình là nơi chất chứa nhiều kí ức của người Đà Lạt, nào là rạp chiếu phim, là đồng hồ Tiến, Ngữ, là giày Kim Thuỷ... là cả một khung trời nhớ thương.

Trong hơn 100 năm, Đà Lạt vẫn lưu dấu ấn những cái tên cũ, thân thương như dốc nhà bò, ngã ba Việt Anh, ngã ba máy nước, ấp Ánh Sáng, trường Lycée Yersin, đồi Cù, Dinh tỉnh trưởng... Lũ trẻ hẹn nhau vẫn hay bảo "Tập trung ở dốc nhà bò lúc 7h nhé". Những cái tên đó, Google map làm gì tìm ra. Bởi nó chỉ có trong kí ức, hằn trong chính sự trải nghiệm, kỉ niệm của những người yêu Đà Lạt.

Nhưng có lẽ với tốc độ phát triển nhanh chóng thì sau này, Đà Lạt cái gì cũng có, chỉ không còn những kí ức tuyệt đẹp đó nữa thôi…

Thật tiếc vì giờ đây nếu muốn hít thở không khí trong lành, muốn thấy thông xanh bạt ngàn phải ra ngoại ô xa tít vì khu vực gần thành phố nay là những khách sạn cao tầng lởm chởm là những khu homestay nửa bê tông nửa gỗ, những quán cà phê màu mè hay những khối bê tông vô hồn.

Đà Lạt_ Bảo Bình (17)
Đà Lạt_ Bảo Bình (17)
Đà Lạt_ Bảo Bình (5)
Đà Lạt_ Bảo Bình (5)

Khu Hòa Bình là nơi chất chứa nhiều kí ức của người Đà Lạt, nào là rạp chiếu phim, là đồng hồ Tiến, Ngữ, là giày Kim Thuỷ... là cả một khung trời nhớ thương.

Những ngọn đồi đầy thông bây giờ được thay thế bằng nhà kính, vườn rau... Trước kia, Đà Lạt chỉ có một cây thông cô đơn nhưng giờ sự cô đơn đó đã được nhân lên gấp bội khi thông chỉ được sống một cách loáng thoáng, đơn độc, leo lắt giữa những đồi nhà kính mà không biết đến bao giờ sẽ bị chặt để đỡ "vướng chỗ".

Cái tên gọi gắn với thiên nhiên " xứ sở thông reo" hay "thành phố trong rừng – rừng trong thành phố" rồi có lẽ cũng là "nói quá" đối với Đà Lạt!

Nỗi buồn gửi riêng Đà Lạt: ‘Tiểu Paris’ giữa rừng liệu có thành những khối bê tông? - Ảnh 5.

Nỗi buồn gửi riêng Đà Lạt: ‘Tiểu Paris’ giữa rừng liệu có thành những khối bê tông? - Ảnh 6.

Tầm nhìn qui hoạch và quản lí xây dựng luôn là một bài toán khó đối với các thành phố du lịch hiện nay chứ không riêng gì Đà Lạt.

Tiến sĩ - kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn từng chia sẻ với tờ Tri Thức Trực Tuyến, ông cho rằng: "Dân số tăng nhanh và đô thị hóa là hai yếu tố gây áp lực nhất với việc giữ gìn những giá trị kiến trúc của Đà Lạt". Thật vậy, Đà Lạt cần thay đổi để phát triển song hành với sự sinh sôi nảy nở về mặt dân số, cần thay đổi vì nhu cầu du lịch ngày một tăng.

Đà Lạt_ Bảo Bình (11)
Đà Lạt_ Bảo Bình (11)
Đà Lạt_ Bảo Bình (10)
Đà Lạt_ Bảo Bình (10)

Tầm nhìn qui hoạch và quản lí xây dựng luôn là một bài toán khó đối với các thành phố du lịch hiện nay chứ không riêng gì Đà Lạt.

Theo Bản đồ án "Quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị, tỉ lệ 1/500 khu vực trung tâm Hòa Bình, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng" thì chợ Đà Lạt sẽ được giữ lại, kết nối với Quảng trường trung tâm và mở phố đi bộ, trung tâm thương mại.

Nỗi buồn gửi riêng Đà Lạt: ‘Tiểu Paris’ giữa rừng liệu có thành những khối bê tông? - Ảnh 8.

Khu trung tâm Hòa Bình là khu phức hợp đa chức năng với các loại hình dịch vụ và giải trí phục vụ người dân địa phương và du khách. Khu vực đồi Dinh là khu thương mại, dịch vụ cao cấp. Khu vực ven hồ Xuân Hương là khu vực công trình dịch vụ - du lịch, khách sạn và công trình công cộng.

Hiện nay, các nước trên thế giới đều xem bảo tồn di sản văn hóa là một khoản đầu tư chứ chứ không phải là một chi phí. Tất cả các ban ngành phải đấu tranh với nhau để nhấn mạnh vai trò của phát triển để đảm bảo đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện tại, đồng thời vẫn bảo toàn được văn hóa và lịch sử cho thế hệ tương lai.

Nỗi buồn gửi riêng Đà Lạt: ‘Tiểu Paris’ giữa rừng liệu có thành những khối bê tông? - Ảnh 9.

Một góc nhỏ thân thương với nhiều người Đà Lạt

Đồng ý rằng chúng ta cần thay đổi để phát triển nhưng tùy vào vùng miền mà sự thay đổi sẽ khác nhau. Mỗi công trình kiến trúc phản ánh rõ chuyên môn, bản sắc và tinh thần của người dân địa phương. Đó chính là cách mỗi nơi gìn giữ được bản sắc riêng của mình, tuy cũ, tuy có phần xuống cấp nhưng các công trình kiến trúc đó vẫn nói lên được tinh hoa một thời.

Quan trọng hơn, nó chính là "nhân chứng" hàng trăm năm cho những đặc trưng cả về con người và văn hóa của Đà Lạt. "Khu trung tâm cần khoác lên một chiếc áo mới, có thể quy hoạch lại khu trung tâm nhưng xin đừng xây những khối nhà vô hồn lên đó", đấy là lời thỉnh cầu của những người yêu mến xứ này.

Thời gian và sự phát triển lấy đi từng mái ngói chữ A để  thay thế bằng những ngôi nhà cao tầng khiến người ta buồn khó tả, xót xa cho Đà Lạt như mất đi nửa linh hồn.

Nỗi buồn gửi riêng Đà Lạt: ‘Tiểu Paris’ giữa rừng liệu có thành những khối bê tông? - Ảnh 10.

Nỗi buồn gửi riêng Đà Lạt: ‘Tiểu Paris’ giữa rừng liệu có thành những khối bê tông? - Ảnh 11.

Mỗi công trình kiến trúc phản ánh rõ chuyên môn, bản sắc và tinh thần của người dân địa phương

Việc chỉnh trang khu trung tâm Đà Lạt là cần thiết, bởi trên thực tế khu vực chợ Đà Lạt nói riêng và khu trung tâm Đà Lạt nói chung nhiều nơi đã xuống cấp và quá tải. Nhưng sẽ không khỏi xót xa nếu để những công trình đồ sộ, bóng bẩy, đặc sệt bê tông và kính thay thế không gian có phần trầm mặc, tịch mịch nhuốm màu thời gian của thành phố này.

Nhiều ý kiến cho rằng khu vực Hòa Bình phải được coi là "vùng di sản" cần một quy hoạch chỉnh trang theo hướng bảo tồn, trùng tu các công trình cũ (thậm chí phục dựng lại rạp Hòa Bình và sử dụng chức năng mới – như trung tâm nghệ thuật bản địa) để duy trì và quảng bá hình ảnh một "dấu chỉ" nhận diện của thành phố.

Đà Lạt_ Bảo Bình (17)
Đà Lạt_ Bảo Bình (17)
Đà Lạt_ Bảo Bình (16)
Đà Lạt_ Bảo Bình (16)

Dù là người dân Đà Lạt hay một người ở xa thương mến thành phố này, hẳn ai cũng tiếc nuối nếu rạp Hòa Bình sẽ bị đập bỏ...

Đồng thời tổ chức lại giao thông, hạn chế các loại xe để tăng cường không gian công cộng cho phố đi bộ, phát triển dịch vụ truyền thống tại chợ Đà Lạt và khu vực bên ngoài, bảo vệ sự ổn định của cộng đồng dân cư lâu đời và lối sống, sinh hoạt kinh tế đặc trưng... Giá trị kinh tế của khu vực này không mất đi mà được tích lũy và tăng theo theo giá trị lịch sử - văn hóa.

Dù là người dân Đà Lạt hay một người ở xa thương mến thành phố này, hẳn ai cũng tiếc nuối nếu rạp Hòa Bình sẽ bị đập bỏ, Dinh tỉnh trưởng nằm trong diện di dời. Bởi với những người yêu Đà Lạt xưa kia, người ta sợ thay đổi, sợ những cái mới đánh cắp đi cái hồn riêng của Đà Lạt.

Vài năm nữa, Đà Lạt cũng như những thành phố lớn khác, cũng nhà cao tầng, hiện đại nhưng phải tự hỏi rằng "du khách sẽ đến Đà Lạt du lịch vì điều gì và Đà Lạt sẽ còn lại những gì?


Bài: Bảo Bình

Trình bày: Cô Trịnh 

Theo Đời sống & Pháp lý