Từ một tỉnh còn nhiều khó khăn, thời gian qua, với chính sách cởi mở, thông thoáng Bình Định đã thu hút được hàng loạt nhà đầu tư lớn góp phần làm thay đổi diện mạo kinh tế, xã hội của địa phương.

Ngoài việc tập trung phát triển công nghiệp, thời gian tới Bình Định dành trọng tâm cho khai thác tiềm năng du lịch dồi dào, đưa địa phương này trở thành một trong những địa điểm du lịch quan trọng trong chuỗi du lịch biển miền Trung, Việt Nam và khu vực.

Bên cạnh đó, Bình Định sẽ tập trung phát triển công nghiệp chế biến tạo ra các sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu, từng bước khẳng định thương hiệu sản phẩm công nghiệp Bình Định trên thị trường quốc tế.

Nhân dịp đầu Xuân 2021, ông Nguyễn Thành Hải, Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bình Định đã dành cho chúng tôi cuộc trò chuyện về giai đoạn đột phá trong thu hút đầu tư tại Bình Định trong giai đoạn 2016 – 2020 và kế hoạch địa phương này hướng tới trong 5 năm tới.

Sức hút mới từ Bình Định - ‘trung tâm’ của dải đất miền Trung - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Thành Hải, Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bình Định.

Sức hút mới từ Bình Định - ‘trung tâm’ của dải đất miền Trung - Ảnh 1.

Sức hút mới từ Bình Định - ‘trung tâm’ của dải đất miền Trung - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Thành Hải: Có thể nói giai đoạn 2016 - 2020 được xem là giai đoạn đột phá trong thu hút đầu tư của tỉnh Bình Định. Nhờ môi trường đầu tư thông thoáng, cùng chính sách thu hút đầu tư cởi mở nên cả giai đoạn, Bình Định đã thu hút được 507 dự án đầu tư (35 dự án đầu tư FDI), với tổng vốn thu hút đầu tư trên 170.000 tỷ đồng.

Những kết quả đạt được trong thu hút đầu tư trong thời gian qua là rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực thì hoạt động thu hút đầu tư vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh.

Hiện, Bình Định chưa có nhiều dự án đầu tư quy mô lớn, công nghệ hiện đại, có khả năng lôi kéo, thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành, lĩnh vực. Nhiều dự án còn triển khai chậm tiến độ so với cam kết mà nguyên nhân chủ yếu do nhiều chủ đầu tư không có năng lực quản lý, không đủ năng lực tài chính và đầu tư dàn trải nhiều dự án, bao chiếm đất đai...

Sức hút mới từ Bình Định - ‘trung tâm’ của dải đất miền Trung - Ảnh 4.

Ông Nguyễn Thành Hải: Những năm qua, Bình Định xác định thu hút đầu tư là giải pháp then chốt, là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Vì vậy toàn tỉnh luôn phấn đấu đưa ra mục tiêu mỗi năm có từ 40 - 50 dự án đầu tư sẽ được thu hút với tổng mức đầu tư khoảng 20.000 tỷ đồng mỗi năm.

Ngoài ra, tỉnh đang tập trung hoàn thiện hạ tầng thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh, chú trọng huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Coi trọng xã hội hóa đầu tư để phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là đối với hạ tầng giao thông, hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, hạ tầng dịch vụ du lịch. Thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch.

Sức hút mới từ Bình Định - ‘trung tâm’ của dải đất miền Trung - Ảnh 5.

Ông Nguyễn Thành Hải: Mục tiêu của tỉnh trong thời gian tới là sẽ tiếp tục đầu tư phát triển KKT Nhơn Hội và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo đúng quy hoạch để những nơi đó trở thành hạt nhân tăng trưởng của tỉnh trên các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, du lịch, đô thị. Nhằm tạo động lực và nền tảng để đến năm 2025, Bình Định cơ bản trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực miền Trung.

Theo đó, Bình Định tiếp tục mời gọi đầu tư phát triển Khu Đô thị mới Nhơn Hội; thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp A Nhơn Hội; Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ Becamex VSIP Bình Định… để đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch.

Dần hình thành và lựa chọn nhà đầu tư cho dự án Cảng tổng hợp Nhơn Hội, thu hút đầu tư các dự án công nghiệp quy mô lớn, bảo đảm hiệu quả tổng hợp về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, việc tháo gỡ các vướng mắc khó khăn của các nhà đầu tư, doanh nghiệp được lãnh đạo tỉnh ngày càng chú trọng, các buổi đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với các doanh nghiệp trên địa bàn sẽ diễn ra thường xuyên hơn. Kịp thời thông tin, hướng dẫn kịp thời các vấn đề liên quan đến lĩnh vực đất đai, tài nguyên và môi trường, thủ tục hành chính, thuế…

Sức hút mới từ Bình Định - ‘trung tâm’ của dải đất miền Trung - Ảnh 2.

Sức hút mới từ Bình Định - ‘trung tâm’ của dải đất miền Trung - Ảnh 8.

Ông Nguyễn Thành Hải: Dự án Khu công nghiệp, Đô thị và Dịch vụ Becamex VSIP được đầu tư bởi Công ty cổ phần (CTCP) Becamex Bình Định trên tổng diện tích hơn 1.374 ha.

Dự án Khu công nghiệp, Đô thị và Dịch vụ Becamex VSIP.

Nơi đây sẽ tập trung nhiều loại hình công nghiệp đa ngành nghề gắn liền với các công trình dịch vụ đa dạng như y tế, giáo dục, trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng, khu mua sắm, vui chơi, giải trí, trung tâm văn hóa, thể thao cộng đồng, nhà ở xã hội.

Khi hoàn thành, dự án sẽ thu hút khoảng 2 tỷ USD đầu tư vào sản xuất công nghiệp, sau khi đi vào hoạt động tạo việc làm cho 120.000 đến 150.000 lao động tại địa phương và khu vực lân cận.

Do đó dự án này được kỳ vọng sẽ đóng vai trò là hạt nhân mới trong thu hút đầu tư, tạo đột phá trong phát triển công nghiệp và dịch vụ của Bình Định thời gian tới. Kết hợp kinh nghiệm của Becamex qua nhiều năm hợp tác với các tập đoàn đa quốc gia sẽ là tiền đề vững chắc, củng cố cho sự thành công của dự án tại Bình Định.

Đối với dự án Trung tâm trí tuệ nhân tạo - Đô thị phụ trợ thì dự án có quy mô khoảng 94 ha tại phường Trần Quang Diệu và phường Bùi Thị Xuân, TP Quy Nhơn (không bao gồm diện tích hồ Bàu Lát), tổng mức đầu tư hơn 4.362 tỷ đồng.

Mục tiêu dự án là xây dựng mới một khu đô thị hiện đại về tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan; đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội với tính chất chính là đô thị trí tuệ nhân tạo.

Quy mô đầu tư xây dựng khu đô thị mới trên phần diện tích đất 94ha bao gồm các công trình: Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ, chuyên sâu trí tuệ nhân tạo (AI); cơ sở sản xuất sản phẩm phần mềm; khu nhà ở hiện đại, thông minh với khoảng 2.100 căn; xây dựng các công trình dịch vụ xã hội đô thị chất lượng cao để đảm bảo cung cấp các tiện ích thiết yếu cho cư dân trong và ngoài khu đô thị theo đặc thù khu đô thị trí tuệ nhân tạo.

Trong tương lai gần, dự án sẽ góp phần đào tạo các cấp đại học, sau đại học, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ giáo dục và nghiên cứu khoa học tập, đáp ứng nhu cầu học tập, rèn luyện của khoảng 5.200 sinh viên.

Sức hút mới từ Bình Định - ‘trung tâm’ của dải đất miền Trung - Ảnh 10.

Ông Nguyễn Thành Hải: Vừa qua Bình Định đã làm việc với với đại diện Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam, cùng đại diện Tập đoàn PNE (Đức) để đánh giá nghiên cứu tiền khả thi, tiến tới khởi động dự án trang trại điện gió ngoài khơi tại tỉnh.

Đến nay tập đoàn PNE đã xác định phạm vi, ranh giới tọa độ khu vực đề xuất khảo sát với tổng diện tích khu vực khoảng 960,5 km (17 km x 56,5 km) và đã phân chia thành các giai đoạn. Giai đoạn thí điểm có công suất 700 MW; giai đoạn mở rộng I, công suất 600 MW và giai đoạn mở rộng II, công suất 600 MW.

Đây là dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có quy mô lớn, nếu được triển khai sẽ cung cấp sản lượng điện đáng kể cho tỉnh Bình Định góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Đồng thời, dự án khai thác phát triển điện gió được đánh giá là năng lượng sạch, thân thiện với môi trường, theo nhà đầu tư thì đây là dự án điện gió có công nghệ hiện đại nhất hiện nay.

Dự án Nhà máy điện gió ngoài khơi do PNE đề xuất cũng cơ bản phù hợp với chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và tạo ra sức hút cho các dự án khác.

Sức hút mới từ Bình Định - ‘trung tâm’ của dải đất miền Trung - Ảnh 11.

Ông Nguyễn Thành Hải: UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Leonhard Kurz (CHLB Đức) vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác nhằm đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp theo hướng công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Việc Tập đoàn Leonhard Kurz quyết định đầu tư vào Bình Định đã mở ra cơ hội lớn cho địa phương trong thu hút các nhà đầu tư của EU và các thành viên, trong đó có Cộng hòa Liên bang Đức; mở ra cơ hội cho Bình Định và Việt Nam được tiếp nhận các công nghệ cao của EU.

Sức hút mới từ Bình Định - ‘trung tâm’ của dải đất miền Trung - Ảnh 12.

Sức hút mới từ Bình Định - ‘trung tâm’ của dải đất miền Trung - Ảnh 13.

Ông Nguyễn Thành Hải: Trong những năm qua, Bình Định đã có nhiều chủ trương, giải pháp (kể cả bước đầu thực hiện liên kết kinh tế) để phấn trở thành đầu mối trung chuyển và dịch vụ cảng biển, logistics, vận tải, dịch vụ xuất - nhập khẩu và công nghiệp chế tạo, chế biến lớn của vùng duyên hải miền Trung - Tây Nguyên; trung tâm lớn của cả nước về phát triển kinh tế biển; đầu mối giao thương kinh tế, đối ngoại quan trọng giữa Việt Nam với các nước vùng sông Mê Kông; trọng điểm du lịch miền Trung với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại.

Tuy nhiên có thể thấy liên kết vùng hiện nay chưa cao bởi các lý do: liên kết phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh.

Thời gian tới, để nâng cao thúc đẩy liên kết vùng, tỉnh sẽ tập trung vào các công trình trong điểm như: Xây dựng mới cầu Thị Nại 2; Đầu tư hoàn thiện tuyến đường ven biển qua địa phận tỉnh; tuyến đường từ QL19C kết nối Cảng Quy Nhơn; Nâng cấp các Quốc lộ 19B, 19C...

Một góc thành phố biển Quy Nhơn.

Nâng cấp mở rộng các tuyến đường Quốc lộ trên địa bàn tỉnh, nâng cấp mở rộng cụm cảng Quy Nhơn. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện tuyến đường cao tốc Bắc – Nam, đoạn Quảng Ngãi – Bình Định và cao tốc Quy Nhơn - Pleiku nhằm góp phần nâng cao hạ tầng giao thông, tăng cường liên kết vùng; Đồng thời tỉnh sẽ đề xuất tăng cường liên kết, nâng cao hiệu quả của hệ thống các khu kinh tế, khu công nghiệp trong Vùng tại các Hội nghị Liên kết Vùng, như:

- Điều chỉnh mục tiêu, quy mô của các KKT cho phù hợp với khả năng phát triển, thể hiện được tính liên kết vùng trong việc phát huy lợi thế cạnh tranh của toàn vùng.

- Rà soát quy hoạch phát triển các KCN dựa trên sự hợp tác và liên kết nhằm nâng cao tính liên kết heo ngành và theo lãnh thổ của các KCN, khắc phục tình trạng dàn trải và trùng lắp trong bố trí các KCN giữa các tỉnh trong Vùng như hiện nay.

- Liên kết phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; Lựa chọn phát triển các ngành, lĩnh vực cụ thể để tránh trùng lắp.

- Xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và xã hội tại các khu vực có xây dựng KKT và các KCN. Kết nối hệ thống hạ tầng liên vùng, tập trung phát triển kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN. - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với nhu cầu phát triển của các KKT, KCN của Vùng.

Sức hút mới từ Bình Định - ‘trung tâm’ của dải đất miền Trung - Ảnh 15.

Sức hút mới từ Bình Định - ‘trung tâm’ của dải đất miền Trung - Ảnh 16.

Ông Nguyễn Thành Hải: Với mục tiêu đưa Bình Định phát triển nhanh và bền vững, tỉnh sẽ tập trung khai thác hiệu quả mọi tiềm năng thế mạnh sẵn có.

Trong đó Bình Định dành trọng tâm cho khai thác tiềm năng du lịch dồi dào, đưa Bình Định trở thành một trong những địa điểm du lịch quan trọng trong chuỗi du lịch biển miền Trung, Việt Nam và khu vực.

Bình Định cũng nhắm đến việc đầu tư cho giáo dục - đào tạo - khoa học, từng bước gia tăng nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh.

Đặc biệt, phát triển công nghiệp chế biến tạo ra các sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu, từng bước khẳng định thương hiệu sản phẩm công nghiệp Made in Binh Dinh trên trường quốc tế.

Ngoài ra chúng tôi cũng dành ưu tiên cho hiện đại hóa ngành ngư nghiệp (lấy trọng tâm là khai thác cá ngừ đại dương), phấn đấu đến năm 2025 ngành ngư nghiệp của tỉnh sẽ phát triển thành ngành sản xuất hàng hóa, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Đồng thời đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái gắn với CNH - HĐH đất nước, góp phần gia tăng năng lực cạnh tranh của ngành nông nghiệp.

Để nâng cao hiệu quả các hoạt động thương mại, dịch vụ, đẩy mạnh hoàn thiện các khu vực đô thị ven biển để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tỉnh sẽ phát huy lợi thế về cảnh quan, môi trường, văn hóa, di tích, lịch sử và con người Bình Định để phát triển du lịch; đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch Bình Định.

Song song đó, Bình Định cũng tăng cường kêu gọi và khuyến khích đầu tư các cơ sở dịch vụ theo phong cách Nhật Bản, Hàn Quốc...; các trung tâm mua sắm hàng hóa, vui chơi giải trí, thẩm mỹ... đạt chuẩn phục vụ khách quốc tế tại thành phố Quy Nhơn và dọc tuyến đường ra Sân bay Phù Cát.

Chú trọng hoàn thiện hạ tầng du lịch tại các tuyến du lịch trọng điểm như: Quy Nhơn - Sông Cầu, Phương Mai - Núi Bà, Quy Nhơn - An Nhơn - Tây Sơn - Vĩnh Thạnh, du lịch làng nghề và các điểm du lịch tại các huyện, thị xã trong tỉnh; đồng thời, tăng cường đôn đốc, tạo điều kiện nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ các dự án du lịch trọng điểm, các cơ sở kinh doanh phục vụ du lịch.

Sức hút mới từ Bình Định - ‘trung tâm’ của dải đất miền Trung - Ảnh 17.

Dự án Nhơn Hội New City.

Sức hút mới từ Bình Định - ‘trung tâm’ của dải đất miền Trung - Ảnh 18.

Ông Nguyễn Thành Hải: Công nghiệp được xác định là một trong những ngành kinh tế quan trọng, động lực dẫn dắt tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp. Thời gian tới, tỉnh Bình Định xác định đẩy mạnh phát triển công nghiệp trở thành một trong 3 trụ cột chính ngành công nghiệp, động lực cho phát triển kinh tế của tỉnh.

Thời gian tới, tỉnh ưu tiên thu hút có chọn lọc các dự án công nghiệp theo hướng công nghệ cao, công nghiệp thông minh, thân thiện môi trường, có giá trị gia tăng lớn, quản trị hiện đại, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đai, tài nguyên đóng góp lớn vào tăng trưởng GRDP và thu ngân sách.

Kết hợp chặt chẽ phát triển nhanh, bền vững công nghiệp với thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, lao động có kỹ năng, tăng nhanh quy mô và chất lượng dân số, bảo đảm quốc phòng - an ninh, bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa.

Tỉnh xác định 3 đột phá trong phát triển công nghiệp của tỉnh là: Thu hút tổng vốn đầu tư, tốc độ giá trị gia tăng; tỷ trọng đóng góp trong GRDP và thu ngân sách địa phương; thu hút lao động chất lượng cao gắn với tăng quy mô, chất lượng dân số. 4 giải pháp cốt lõi: Quy hoạch mặt bằng sản xuất, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ; nguồn nhân lực sẵn có, dễ tiếp cận; cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; môi trường sống an ninh, an toàn, văn minh, thân thiện.

Sức hút mới từ Bình Định - ‘trung tâm’ của dải đất miền Trung - Ảnh 19.

Khải An
Alex Chu