Sự lây lan nhanh chóng bệnh dịch tả lợn châu Phi khiến nhiều người điêu đứng, từ người chăn nuôi thiệt hại hàng tỉ đồng đến những đảo lộn trong sinh hoạt của đời sống người dân.

Sự lây lan nhanh chóng bệnh dịch tả lợn châu Phi khiến nhiều người điêu đứng, từ người chăn nuôi thiệt hại hàng tỉ đồng đến những đảo lộn trong sinh hoạt của đời sống người dân.

Dịch tả lợn châu Phi: Tiền bạc, niềm tin trôi theo xác lợn bệnh - Ảnh 1.

Năm 1921, bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) được phát hiện lần đầu ở Kenya và nhanh chóng lan sang các quốc gia châu Phi khác. Bồ Đào Nha chính thức công bố dịch bệnh vào năm 1957. Ba năm sau, dịch bùng phát và tiếp tục lan sang Tây Ban Nha, Pháp, Italy, Malta, Bỉ, Hà Lan, Cuba, Cộng hòa Dominica, Haiti, Brazil.

Năm 2007, Georgia, Armenia và Azerbaijan đều xuất hiện dịch bệnh. Cuối năm đó, dịch tả lợn tấn năm công sang Nga và trong những năm 2009 - 2011, Nga trải qua hai đợt bùng phát dịch bệnh.

Dịch tả lợn châu Phi: Tiền bạc, niềm tin trôi theo xác lợn bệnh - Ảnh 2.

Năm 2014 - 2015 đánh dấu sự xuất hiện của DTLCP xuất hiện ở các nước châu Âu nhưng chủ yếu ảnh hưởng tới lợn rừng. Trước đó, Ukraine và Belarus cũng bị ảnh hưởng do dịch bệnh.

Năm 2017, Czech và Romania đã ghi nhận tình trạng nhiễm dịch.

Theo thông tin từ Tổ chức Thú y thế giới (OIE), tính từ năm 2017 đến ngày 3/3/2019, đã có hơn 20 quốc gia báo cáo có bệnh DTLCP và lây lan rất nhanh từ nước này qua nước khác như Liên bang Nga, Trung Quốc, Mông Cổ...

Bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút chỉ gây bệnh ở lợn nuôi và lợn rừng; không gây bệnh cho các loài động vật khác, lợn bệnh có khả năng chết lên đến 100% và không lây nhiễm và gây bệnh ở người.

Bệnh lây lan nhanh, gây thiệt hại lớn bởi vi rút có sức đề kháng cao, tồn tại lâu ở ngoài môi trường và trong các sản phẩm của lợn.

Bệnh có thể lây lan trực tiếp từ lợn bệnh sang lợn chưa mắc bệnh, sản phẩm lợn mang mầm bệnh, hoặc gián tiếp qua các loài vật chủ trung gian mang mầm bệnh (ve mòng, côn trùng, gặm nhấm, chim di cư,..), các phương tiện vận chuyển, thức ăn chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi và cả yếu tố con người. Hiện nay trên thế giới chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị bệnh.

Theo thông tin chưa chính thức, các nước trong khu vực, nhất là các nước có chung biên giới với Việt Nam cũng đã có bệnh DTLCP nhưng chưa công bố.

Tại Việt Nam, ngày 1/2 đã ghi nhận sự xuất hiện đầu tiên của bệnh dịch tại tỉnh Hưng Yên.

Dịch tả lợn châu Phi: Tiền bạc, niềm tin trôi theo xác lợn bệnh - Ảnh 3.

Ngay sau đó, các chốt kiểm soát DTLCP được lập nhiều nơi quanh vùng có dịch. Nhưng tính đến hiện nay, cả nước đã có 17 tỉnh công bố dịch bệnh, bao gồm:

Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Điện Biên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Lạng Sơn, Bắc Kạn và Nghệ An. Điều này càng khiến dư luận hoang mang và lo lắng hơn nữa trước tình hình dịch bệnh.

Một phần do các hoạt động giao thương của cư dân biên giới, chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển, phương tiện qua lại... nên nguy cơ dịch bệnh truyền lây qua biên giới là rất cao.

Một nguyên nhân khiến dẫn đến dịch bệnh lây lan nhanh, khó kiểm soát là tình trạng sử dụng thực phẩm dư thừa trong chăn nuôi và vì lợi ích kinh tế trước mắt nên người dân vẫn cố tình tiêu thụ lợn bị bệnh, lợn chết.

Dịch tả lợn châu Phi: Tiền bạc, niềm tin trôi theo xác lợn bệnh - Ảnh 4.

Sự bùng phát dịch bệnh và lây lan nhanh, nguy hiểm của dịch bệnh đã ảnh hưởng mạnh đến người chăn nuôi, dù các đơn vị đã cố gắng kiểm soát và đối phó.

Dịch tả lợn châu Phi: Tiền bạc, niềm tin trôi theo xác lợn bệnh - Ảnh 5.

Dịch tả lợn châu Phi: Tiền bạc, niềm tin trôi theo xác lợn bệnh - Ảnh 6.

Mức độ thiệt hại lên đến hàng tỉ đồng. Tất nhiên, những con số này hẳn chưa dừng lại. Đây chính là sự xót xa lớn nhất đối với người chăn nuôi.

Vì thế mà người chăn nuôi càng "như đứng đống lửa, như ngồi đống rơm". Bởi đối với họ, đàn lợn chính là gia sản, là máu xương của họ.

Nhiều lời đồn thổi vô căn cứ, tâm lí sợ ăn phải thịt heo "dính" dịch bệnh nên người tiêu dùng quay lưng với thịt lợn, giá thịt heo liên tục giảm mạnh, thương lái ép giá càng khiến bà con gặp nhiều khó khăn trong việc sinh sống. Họ đã chẳng lời lãi được đồng nào, vậy mà giờ còn phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ, trắng tay.

Chưa kể, một số người còn "lợi dụng" trong lúc tình hình dịch bệnh phức tạp đã tung tin đồn thất thiệt, làm dư luận càng thêm lo lắng.

Dịch tả lợn châu Phi: Tiền bạc, niềm tin trôi theo xác lợn bệnh - Ảnh 7.

Dịch tả lợn châu Phi: Tiền bạc, niềm tin trôi theo xác lợn bệnh - Ảnh 8.

Một trong những thông tin thường bị "đồn thổi" nhất là đã có vài trường hợp bị nhiễm dịch tả lợn. Thậm chí, họ còn "kêu gọi" mọi người tẩy chay thịt lợn. Tuy nhiên, "tung tin giả - bị phạt thật", đấy là cái giá của những kẻ muốn câu "like", tìm kiếm sự nổi tiếng trong thế giới ảo.

Trước luồng thông tin gây hoang mang dư luận, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khẳng định, DTLCP không gây bệnh trên người. Do đó, người dân cần bình tĩnh, không nên hoang mang tẩy chay tiêu dùng các sản phẩm thịt lợn...

Ông Phu khẳng định, dịch tả lợn có tác nhân gây bệnh là vi rút, khác hoàn toàn với bệnh tả ở người là một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn.

Dịch tả lợn châu Phi: Tiền bạc, niềm tin trôi theo xác lợn bệnh - Ảnh 9.

Do đó dịch tả lợn châu Phi không có khả năng lây sang người. Trường hợp phơi nhiễm với sản phẩm động vật nhiễm bệnh không được nấu chín cũng không có nguy cơ lây nhiễm bệnh tả lợn sang người.

Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cũng hướng dẫn người dân cách nhận biết thịt nhiễm dịch tả lợn châu Phi. Lợn bị nhiễm bệnh sẽ có các nốt xuất huyết nằm dưới da, trên vành tai trông giống như vết muỗi đốt. Bốn chân, bụng, ngực của lợn có màu tím xanh.

Khi mổ, lợn tả có dịch lẫn máu ở bụng và khoang ngực. Toàn bộ nội tạng, cơ thể đều xuất huyết, lá lách phình to, hạch bạch huyết lớn, phổi không bị xẹp, khí quản dính máu, chứa nhiều bọt, thận xuất huyết, niêm mạc dạ dày loét, ruột tắc và chứa máu.

Dịch tả lợn châu Phi: Tiền bạc, niềm tin trôi theo xác lợn bệnh - Ảnh 10.

Tuy nhiên, nếu đi chợ, người tiêu dùng cũng có thể dễ dàng nhận biết thịt lợn nhiễm dịch tả bằng mắt thường.

Thịt ôi hoặc thịt lợn mắc bệnh thường có màu lạ như nâu, xám, đỏ thâm, xanh nhạt, phần bì lấm chấm xuất huyết, tai lợn bị tím, khi chạm tay thấy chảy nhớt, rỉ nước...

Trong khi đó, miếng thịt lợn khỏe mạnh có màu đỏ tươi tự nhiên, mỡ trắng sáng, da không có các đốm hay các vết khác thường, ngón tay ấn vào không có các hiện tượng nêu trên.

Hiện tại, tình hình dịch tả lợn châu Phi vẫn đang có những diễn biến phức tạp và khó lường. Hi vọng người chăn nuôi vẫn luôn vững tin, người tiêu dùng luôn tỉnh táo trước mọi thông tin gây "nhiễu".

-----

Bài: Khương Châu 

Trình bày: Cô Trịnh

Theo Đời sống & Pháp lý