![]() |
Mừng tuổi ngày đầu năm mới là nét đẹp văn hoá ngày Tết. |
Đã từ rất lâu, lì xì trở thành một tục lệ không thể thiếu trong những ngày Tết. Mừng tuổi không giới hạn trong ngày mùng 1 mà còn có thể kéo dài sang ngày mùng 2, 3 cho tới mùng 10.
Trong suốt những ngày Tết này, có lẽ, điều mà những đứa trẻ luôn chờ đợi và háo hức nhất là được người lớn tặng cho một chiếc bao lì xì đỏ chót, bên trong chứa những đồng tiền xanh đỏ đẹp mắt khiến chúng vui vẻ và hạnh phúc hơn bao giờ hết.
Cứ vào mỗi sáng mùng 1, sau khi dậy sớm và diện những bộ quần áo đẹp, người lớn và trẻ con lần lượt ra chúc tết, chúc thọ và biếu lì xì cho ông bà, bố mẹ.
Sau đó, người lớn sẽ tặng cho những đứa trẻ những chiếc bao lì xì đựng tiền cùng với lời chúc mong muốn sự hạnh phúc và tất cả những gì tốt đẹp nhất sẽ đến với người thân của mình trong suốt một năm.
Không chỉ vậy, lì xì còn được mang tặng cho họ hàng, láng giềng và những người quen biết thay cho lời chào, lời chúc sức khỏe và mong một năm mới an lành, phát tài phát lộc.
Số tiền trong mỗi bao lì xì dù ít hay nhiều đều được coi là món quà tinh thần trong dịp đầu năm mới, có ý nghĩa biểu trưng cho một năm mới tốt đẹp và sung túc.
Ý nghĩa của một chiếc bao lì xì không nằm ở số lượng là bao nhiêu mà chính là ở những thông điệp mà nó muốn gửi gắm tới người được nhận.
Tục mừng tuổi đầu năm đã lưu truyền từ năm này qua năm khác và cho đến tận bây giờ vẫn được gìn giữ.
Dù cho thời gian có trôi đi thì sự mong mỏi được nhận chiếc bao lì xì trong ngày đầu năm vẫn không thay đổi, nhất là đối với những đứa trẻ.
Những chiếc bao lì xì gắn kết mọi người với nhau hơn, là lúc được thể hiện tình cảm, sự hy vọng vào một năm mới ấm áp, an lành và gặp thật nhiều may mắn.
Cách đón Tết nay và Tết xưa của người Việt đã có ít nhiều thay đổi, nhưng lì xì vẫn là một nét văn hóa đẹp và không thể thiếu trong Tết cổ truyền của người Việt Nam.
![]() |
Mừng tuổi ngày Tết mang giá trị tinh thần. |
Tục lì xì trong ngày Tết mang ý nghĩa là ông bà, cha mẹ chúc phúc cho con cháu làm ăn phát đạt, may mắn, sức khỏe và sung túc “đầu năm có tiền thì cả năm cũng có tiền”.
Theo một số người già kể lại, ngày xưa các cụ thường chọn những tờ tiền có màu đỏ tươi đựng trong chiếc bao đỏ để cho trẻ với mong muốn đem đến may mắn tốt đẹp cho con cháu.
Ngày nay, lì xì không chỉ từ người lớn cho trẻ nhỏ mà con cái cũng có thể dành cho cha mẹ hay bạn bè, đồng nghiệp trao cho nhau kèm theo lời chúc tốt đẹp ngày đầu năm mới.
Dần dà, tập tục lì xì dường như bị thực dụng hóa, đứa trẻ nào cũng săm soi chờ đến Tết để được bóc bao lì xì xem tiền nhiều hay ít.
Một phần, cũng chính từ sự đau đầu tính tiền mừng tuổi của cha mẹ vô tình dẫn đến đến suy nghĩ này của con.
Một khi đã hiểu ý nghĩa của phong tục lì xì, bạn sẽ giải tỏa được áp lực tinh thần cho chính mình, đồng thời có rất nhiều ý tưởng cho việc mừng tuổi trong năm mới.
Năm hết, Tết đến cũng là lúc người người, nhà nhà cùng sum vầy, quây quần bên nhau.
Dù có ở cách xa đến mấy thì đây cũng là dịp để con cháu trở về thăm ông bà, bố mẹ, là lúc người thân được đoàn tụ để cùng nhau hưởng một cái Tết trọn vẹn và ấm áp nhất.
![]() |
Mừng tuổi ngày Tết cũng mang ý nghĩa xum họp gia đình. |
![]() |
Những lưu ý khi làm lễ hóa vàng ngày Tết để không mạo phạm thần linh
Thông thường, từ ngày mùng 3 Tết trở đi, người dân lại soạn lễ để cúng tiễn tổ tiên về âm cảnh. Lễ cúng đó thường ... |
![]() |
Ngày Tết đi làm 'ô sin': ‘Vì hoàn cảnh khó khăn nên phải xa gia đình’
Anh Nguyễn Văn Duy (Phú Thọ) đang làm công việc chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện cho biết, Tết đến, thấy mọi người về ... |
![]() |
Cách thoát khỏi chứng đầy hơi trong những ngày tết
Những ngày nghỉ tết vui vẻ sẽ hết vui khi bạn bắt đầu cảm thấy đầy hơi và táo bón. |
![]() |
Biệt thự triệu đô đầy ắp mai đào ngày Tết của Tăng Thanh Hà
Không gian sống sang chảnh của Tăng Thanh Hà hoà cùng không khí tưng bừng của những ngày xuân càng khiến cho căn biệt thự ... |
![]() |
Ngày Tết, đừng say!: Sinh ly tử biệt sau tiệc tất niên
Tiệc tùng tết nhất, sau những ly bia rượu chúc tụng say bí tỉ, nhiều người không đủ tỉnh táo nhưng vẫn lái xe để ... |