Các doanh nghiệp vốn nhà nước đang dẫn đầu về mức trả lương cho cán bộ nhân viên trên thị trường, bỏ xa khối tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Bộ Tư pháp) cho biết, hiện nay, chế độ báo cáo hành chính của nước ta còn rất nặng nề. Để góp phần tiết kiệm tối đa nguồn lực, đơn giản hóa thủ tục hành chính, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính đang tính đến giải pháp cắt giảm tối thiểu 15-20% số lượng báo cáo và tần suất báo cáo trong cơ quan hành chính Nhà nước.
Theo các diễn giả, vấn đề xử lý nợ xấu còn tồn tại một số khó khăn liên quan đến pháp lý, nhân lực, tài chính. Chứng khoán hóa nợ xấu có thể là biện pháp giải quyết hữu hiệu vấn đề này.
Một lãnh đạo tại Sabeco cho hay, đến thời điểm này, Thai Bev và Asahi là 2 nhà đầu tư thể hiện sự quan tâm nhất tới cổ phần của Sabeco trong khi những nhà đầu tư còn lại “chưa thực sự rõ quan điểm”.
Trước lo ngại xử lý nợ xấu không đến đầu đến đũa, mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đã đưa ra phương án dùng tiền ngân sách để xử lý một phần nợ xấu trong Dự thảo Đề án Tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020.
Theo báo cáo kiểm toán nhà nước (KTNN), bội chi ngân sách nhà nước đã lên đến 249.362 tỷ đồng, vượt 25.362 tỷ đồng so với mức chi mà Quốc hội quyết định.
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.