Doanh nghiệp bán lẻ khốn đốn vì hàng nhập lậu

Ngành bán lẻ cần được Chính phủ hỗ trợ, cần được Chính Phủ vực lên, vì lợi ích không chỉ của bản thân nó mà vì cả những người đằng sau nó.

Đó là khẳng định của chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan tại Hội thảo “Tận dụng không gian chính sách để hỗ trợ các ngành kinh tế nội địa: Trường hợp của ngành Chế biến xuất khẩu gỗ và ngành Bán lẻ” được tổ chức ngày 6/10, tại Hà Nội.

Doanh nghiệp bán lẻ khốn đốn

Phát biểu trong hội thảo, rất nhiều chuyên gia kinh tế đã chỉ ra hàng loạt những lỗ hổng còn tồn tại trong ngành bán lẻ Việt Nam.

Lỗ hổng đầu tiên tồn tại trong nghành bán lẻ được chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan chỉ ra chính là việc kiểm soát hàng lậu.

“Chính phủ chưa làm tốt trong việc kiểm soát hàng lậu. Hàng lậu tràn lan đã khiến người tiêu dùng khốn khổ đã đành mà người sản xuất, bán lẻ cũng khốn đốn chẳng kém. Bởi người tiêu dùng từ chỗ mất niềm tin vào hàng hoá đã phải chọn cách yên tâm hơn là mua sắm trong những cửa hàng uy tín hơn, mà đây lại là ưu thế của những ông lớn nước ngoài.”, bà Chi Lan cho biết.

Bên cạnh lỗ hổng về mặt kiểm soát hàng lậu, một thực trạng khác của ngành bán lẻ được bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam chỉ ra: “Hầu hết doanh nghiệp đều cho rằng những chính sách bán lẻ của Chính Phủ như cấm các doanh nghiệp FDI bán một số mặt hàng, đầu tư xây dựng các chợ truyền thống, các siêu thị... đang không phát huy tác dụng”

Cụ thể, bà Loan cho biết, hiện tại, Chính phủ đã xây dựng những chính sách ưu đãi cho ngành bán lẻ trong nước như: Cấm doanh nghiệp FDI kinh doanh một số mặt hàng, đầu tư xây dựng các chợ truyền thống, các siêu thị…nhưng hầu hết những chính sách này lại chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn.

Tại hội thảo, bà Loan còn cung cấp kết quả của một cuộc khảo sát, đánh giá hiệu quả của các chính sách ưu đãi đối với ngành bán lẻ. Kết quả bất ngờ cho thấy có đến 77% doanh nghiệp đánh giá các chính sách ưu đãi không có hiệu quả thực tế. Chính sách ENT (chính sách kiểm tra nhu cầu kinh tế) sẽ chỉ còn duy trì trong vài năm tới, trong khi các địa phương chưa có ý thức vận dụng hiệu quả. Các doanh nghiệp FDI cũng thường xuyên vi phạm lệnh cấm hàng hóa bán lẻ…”

Có 1.750 dự án FDI vào Việt Nam là làm phân phối. Khi Việt Nam tham gia vào WTO, Việt Nam chưa mở của ngay cho các đại siêu thị, tuy nhiên đấy chỉ là chính sách đối với những hệ thống siêu thị lớn, còn đối với hệ thống nhỏ thì đã “buông lỏng hoàn toàn”. Đây là một bất cập lớn trong ngành bán lẻ”, bà Chi Lan thẳng thắn phát biểu.

Thậm chí, khi được hỏi về con sốn dự án FDI đầu tư vào Việt Nam làm phân phối, bà Chi Lan còn cho biết, bà cảm thấy giật mình bởi đó là một con số lớn.

nha nuoc nen dau tu thich dang cho nganh ban le

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.

Nhà nước nên đầu tư thích đáng cho nghành bán lẻ.

Từ những khó khăn trong nghành bán lẻ như trên, bà Chi Lan cho rằng: “Bán lẻ cần được Chính phủ hỗ trợ, cần được Chính phủ vực lên, vì lợi ích không chỉ của bản thân nó mà vì cả những người đằng sau nó.”

“Nhiều người hỏi, doanh nghiệp nội có cần hỗ trợ không. Hỏi như thế chẳng khác nào đi hỏi người đói có muốn ăn không?”, bà Chi Lan thẳng thắn phát biểu.

Để nghành bán lẻ phát triển, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng việc đầu tư của nhà nước phải thích đáng và phải xem xét thật kỹ khi đầu tư.

Lấy ví dụ cụ thể, bà cho biết việc đầu tư, xây dựng lại các chợ, các siêu thị nên được tính toán kỹ.

"Vì không thể cứ làm lại một chợ là lại mất đi một chợ truyển thống bởi các chợ này đã được người dân quen thuộc vì sự thuận lợi tự nhiên. Việc thủ tiêu chợ hay xây dựng để biến thành chợ của đại gia chứ không còn là chợ của những người phân phối nhỏ lẻ là điều không chấp nhận được.", bà Lan nói.

Hơn nữa, hiện tại, ngoài việc đã gia nhập WTO 10 năm nay thì Việt Nam đã ký kết được hiệp định thương mại tự do (FTA) với 57 nước trên thế giới.

Vì thế, Việt Nam nên chủ động thiết kế các chính sách cần thiết, có lợi cho doanh nghiệp và các ngành sản xuất trong nước.

“Phải nghiên cứu sâu hơn, cụ thể hơn các hiệp định, cam kết. Cần làm ở cả hai phía: Chính phủ và doanh nghiệp. Đặc biệt là chính phủ, bởi Chính phủ thiết kế chính sách.”, chuyên gia kinh tế Chi Lan chia sẻ.

Ngoài ra, bà Lan cũng cho rằng, Chính Phủ cũng nên tháo gỡ những chính sách, những rào cản gây khó khăn cho doanh nghiệp. Để doanh nghiệp nội không chịu thiệt hại trước doanh nghiệp ngoại.

chọn
ĐHĐCĐ KSF: Hướng đến thành cổ đông chiến lược của SCG, dồn lực cho siêu dự án Wonder Tower tại Ciputra
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, lãnh đạo KSF cho biết, trong ba năm tới sẽ tập trung hoàn thành ba dự án Golden River, Sky City và Wonder Tower. Trong ba năm tới doanh nghiệp cần tổng mức đầu tư khoảng 35.000 tỷ đồng, doanh thu dự kiến trên 50.000 tỷ đồng.