Tags

lãi suất tiền gửi

Tìm theo ngày
Cập Nhật Lãi Suất Tiền Gửi Mới Nhất Tháng 11/2024

Cập Nhật Lãi Suất Tiền Gửi Mới Nhất Tháng 11/2024

Cập nhật lãi suất tiền gửi của nhiều ngân hàng thương mại trong nước như Vietcombank, Agribank, ACB, VPBank, HSBC, OCB, MBBank… Thông tin lãi suất tiền gửi ngân hàng sẽ được cập nhật định kỳ mỗi tháng, dựa trên bảng lãi suất mới nhất được các ngân hàng đưa ra.

Tiền gửi ngân hàng là gì? Lãi suất tiền gửi là gì?

Tiền gửi ngân hàng có thể được hiểu đơn giản chính là khoản tiền được khách hàng gửi trong các tài khoản ở ngân hàng. Trên thực tế, tiền gửi cũng chính là một khoản nợ của ngân hàng đó đối với chính khách hàng gửi tiền. Có các loại tài khoản tiền gửi khác nhau và được phân loại theo các tiêu chí:

Theo mục đích gửi tiền: tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán.

Theo kỳ hạn gửi tiền: tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn.

Theo đối tượng gửi tiền: tiền gửi của cá nhân, tiền gửi của tổ chức/doanh nghiệp

Theo loại tiền gửi: Tiền gửi bằng VND, tiền gửi bằng ngoại tệ (USD, EUR, AUD…)

Lãi suất tiền gửi chính là mức lãi suất mà các ngân hàng trả cho các khoản tiền gửi của các tổ chức hay cá nhân. Tùy vào loại tài khoản tiền gửi cũng như thời gian gửi và quy mô tiền gửi lớn hay nhỏ mà khách hàng sẽ được hưởng các mức lãi suất khác nhau. Thông thường, lãi suất tiền gửi được chia thành 2 loại phổ biến là lãi suất tiền gửi có kỳ hạn và lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.

Lãi suất tiền gửi và lãi suất tiết kiệm có giống nhau không?

Nhìn chung có nhiều người vẫn hay nhầm lẫn hai thuật ngữ lãi suất tiền gửi và lãi suất tiết kiệm là một. Điểm chung của hai loại tiền gửi này đó là đều gửi tiền tại ngân hàng và cùng được hưởng lãi suất định kỳ theo tháng, quý hoặc nhận lãi suất vào cuối kỳ hạn. Nếu như khách hàng rút tiền trước hạn thì sẽ được tính lãi theo lãi suất không kỳ hạn đã quy định tại ngân hàng.

Ở nhiều trường hợp hai loại lãi suất này thường được triển khai bằng nhau, tuy nhiên trên thực tế thì chúng vẫn có một số các khác biệt như sau:

Gửi tiền có kỳ hạn có đối tượng sử dụng chủ yếu là các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan, công ty. Khách hàng sẽ không được nhận sổ tiết kiệm mà các hoạt động gửi tiền sẽ được lưu thông tin ở trên hệ thống của ngân hàng. Phương thức trả lãi của tiền gửi ngân hàng là trả lãi trước, trả lãi sau hoặc trả định kỳ.

Còn với tiền gửi tiết kiệm thường có đối tượng khách hàng là cá nhân, và ngân hàng sẽ cấp cho một quyển sổ tiết kiệm để làm minh chứng cho việc khách hàng có một khoản tiền tiết kiệm tại ngân hàng. Lãi suất tiết kiệm thường sẽ được trả vào cuối kỳ hoặc trả định kỳ theo như đăng ký từ ban đầu của khách hàng.

TOP các ngân hàng có nhiều tiền gửi khách hàng nhất trong 6 tháng đầu năm

Thống kê từ báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm tại 28 ngân hàng thương mại đang hoạt động trong nước, tổng tiền gửi từ khách hàng của các ngân hàng này đã tăng thêm 4,5% so với ghi nhận vào hồi đầu năm, cụ thể đã đạt hơn 9,3 triệu tỷ đồng.

Big 4 ngân hàng có vốn nhà nước bao gồm Agribank, Vietcombank, BIDV và VietinBank vẫn tiếp tục dẫn ở vị trí tốp đầu trong bảng so sánh với số dư tiền gửi của khách hàng đều đạt trên 1,1 triệu tỷ đồng. Chỉ riêng 4 ngân hàng này đã chiếm tới gần 58% tổng số tiền gửi trong các ngân hàng được khảo sát.

Cụ thể Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) liên tục dẫn đầu về tiền gửi với gần triệu tỷ đồng, tăng 3,1% so với hồi đầu năm. Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) nắm giữ vị trí thứ hai với tổng tiền gửi trên 1,4 triệu tỷ đồng, tăng 1,9% so với hồi đầu năm.

Theo sau đó lần lượt là hai ngân hàng VietinBank và Vietcombank với số tiền gửi ghi nhận được là 1,205 triệu tỷ đồng và 1,195 triệu tỷ đồng. So sánh với hồi đầu năm, hai ngân hàng này có mức tăng tương ứng là 3,8%/năm và 5,3%/năm.

TOP các ngân hàng có số dư tiền gửi nhiều nhất cùng có mặt của 6 ngân hàng tư nhân khác gồm có: Sacombank, MBBank, ACB, SHB, Techcombank và VPBank.

Nếu như chỉ về mức tăng trưởng thì nhóm các ngân hàng tư nhân có vẻ đã tăng trưởng mạnh mẽ hơn. VPBank dẫn đầu với mức tăng trưởng 22,2% so với hồi đầu năm, số dư tiền gửi đạt mức 295.420 tỷ đồng. Một vài ngân hàng cũng có mức tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm về tiền gửi có thể kế tới như: HDBank 16%, VIB 13,6%, TPBank 12%,

Ngược lại cũng có 4 trong số 28 ngân hàng được khảo sát lại ghi nhận có sự sụt giảm tiền gửi từ khách hàng như: Ngân hàng Kiên Long (Kienlongbank) giảm mạnh nhất tới 15,9%, Ngân hàng Việt Á giảm 2,1%, Ngân hàng Quốc Dân (NCB) giảm 2% và ngân hàng PGBank giảm 1,4% so với ghi nhận vào hồi đầu năm.

Chúng tôi cung cấp thông tin lãi suất tiền gửi tại 40 ngân hàng thương mại trong nước, cùng bảng so sánh lãi suất ngân hàng tại các kỳ hạn phổ biến như 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng… Giúp cho khách hàng có thêm thông tin để so sánh và lựa chọn được nơi gửi tiền uy tín và có lãi suất tốt nhất.