Cập Nhật Tình Hình Dịch COVID-19 Tại Việt Nam
Virus Corona hay COVID-19 là loại virus gì? Tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam như thế nào? Số ca nhiễm ở các tỉnh thành trên cả nước là bao nhiêu? Tất cả sẽ được chúng tôi cập nhật chi tiết và đầy đủ nhất trong nội dung bài viết dưới đây.
Khái niệm dịch bệnh COVID-19 hay virus corona?
Bệnh virus corona 2019 hay COVID-19 (tiếng Anh: Coronavirus disease 2019) là một bệnh đường hô hấp cấp tính truyền nhiễm gây ra bởi chủng virus corona SARS-CoV-2. Bệnh được phát hiện lần đầu tiên trong Đại dịch COVID-19 năm 2019–2020.
Nguồn gốc xuất phát dịch bệnh COVID-19 từ đâu?
Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân.
Giới chức y tế địa phương xác nhận rằng trước đó họ đã từng tiếp xúc, chủ yếu với những thương nhân buôn bán và làm việc tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam.
Phương thức lây truyền dịch COVID-19
Dịch COVID-19 lây truyền từ người sang người, thường được truyền thông qua các giọt dịch hô hấp mà con người hắt hơi, ho hoặc thở ra. Một người nhiễm bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng sau thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2 đến 14 ngày, trung bình là 5 ngày, trong thời gian đó nó vẫn có thể truyền nhiễm.
Cần thận trọng để giúp hạn chế lây truyền bệnh, bao gồm vệ sinh cá nhân tốt và rửa tay thường xuyên. Những người nghĩ rằng họ đã bị nhiễm bệnh nên đeo khẩu trang y tế và liên hệ bác sĩ ngay lập tức để được tư vấn
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 mới nhất tại Việt Nam
Dịch bệnh COVID-19 tác động đến mỗi người theo những cách khác nhau. Hầu hết những người nhiễm vi-rút sẽ có triệu chứng bệnh từ nhẹ đến trung bình và có thể hồi phục mà không cần nhập viện. Với tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp như hiện nay, chúng ta khó có thể kiểm soát được dịch bệnh.
Theo thông tin mới nhất từ Bộ Y Tế, COVID-19 tại Việt Nam trong những ngày qua, dịch bệnh đã có diễn biến phức tạp tại TP. Đà Nẵng, có nguy cơ lây nhiễm ra một số tỉnh. Tại Đà Nẵng, đến nay Đà Nẵng đã ghi nhận có 43 ca mắc COVID-19, trong đó có cả nhân viên y tế. Nguy cơ lây lan dịch bệnh tại nhiều tỉnh, thành phố khác trên cả nước rất cao.
Bộ Y tế cũng đã ban hành Thông báo khẩn số 18, đề nghị những cá nhân đi tới một số địa điểm ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cần làm theo các hướng dẫn của cơ quan chức năng phòng ngừa dịch bệnh.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống COVID-19, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương đều phải tổ chức tốt quản lý dân cư, bảo đảm an ninh trật tự, đặc biệt là bảo đảm bình ổn giá cả, bảo đảm hàng hóa thiết yếu cho nhân dân, không để tình trạng lộn xộn xảy ra trên địa bàn của mình.
Không chỉ Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế, Hà Nội, TPHCM mà các trung tâm, các thành phố lớn, nhất là các thành phố du lịch ven biển từ Quảng Ninh, Hải Phòng cho đến Bình Thuận… phải có biện pháp phòng chống dịch bệnh chủ động hơn nữa.
Số ca nhiễm COVID-19 ở Việt Nam
Tỉnh, Thành phố | Số ca nhiễm | Đang điều trị | Khỏi | Tử vong |
Hà Nội | 123 | 2 | 121 | 0 |
Hồ Chí Minh | 64 | 2 | 62 | 0 |
Đà Nẵng | 40 | 34 | 6 | 0 |
Thái Bình | 30 | 0 | 30 | 0 |
Bà Rịa - Vũng Tàu | 26 | 17 | 9 | 0 |
Bạc Liêu | 24 | 1 | 23 | 0 |
Ninh Bình | 23 | 10 | 13 | 0 |
Vĩnh Phúc | 19 | 0 | 19 | 0 |
Thanh Hóa | 17 | 3 | 14 | 0 |
Quảng Ninh | 11 | 2 | 9 | 0 |
Bình Thuận | 9 | 0 | 9 | 0 |
Quảng Nam | 8 | 3 | 5 | 0 |
Nam Định | 7 | 7 | 0 | 0 |
Đồng Tháp | 6 | 0 | 6 | 0 |
Hải Dương | 5 | 1 | 4 | 0 |
Hưng Yên | 5 | 0 | 5 | 0 |
Hà Nam | 4 | 0 | 4 | 0 |
Tây Ninh | 4 | 0 | 4 | 0 |
Bắc Giang | 4 | 0 | 4 | 0 |
Hoà Bình | 4 | 4 | 0 | 0 |
Hà Tĩnh | 4 | 0 | 4 | 0 |
Quảng Ngãi | 2 | 2 | 0 | 0 |
Lào Cai | 2 | 0 | 2 | 0 |
Cần Thơ | 2 | 0 | 2 | 0 |
Ninh Thuận | 2 | 0 | 2 | 0 |
Thừa Thiên Huế | 2 | 0 | 2 | 0 |
Trà Vinh | 2 | 0 | 2 | 0 |
Hà Giang | 1 | 0 | 1 | 0 |
Kiên Giang | 1 | 1 | 0 | 0 |
Đồng Nai | 1 | 0 | 1 | 0 |
Bắc Ninh | 1 | 0 | 1 | 0 |
Khánh Hòa | 1 | 0 | 1 | 0 |
Lai Châu | 1 | 0 | 1 | 0 |
Cà Mau | 1 | 0 | 1 | 0 |
Bến Tre | 1 | 0 | 1 | 0 |
Thái Nguyên | 1 | 0 | 1 | 0 |
Đắk Lắk | 1 | 1 | 0 | 0 |
Bản tin dịch COVID-19 trong 24h tại Việt Nam
Việt Nam đứng thứ 162/215 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới; 6/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực Đông Nam Á. Tại khu vực ASEAN, tất cả các quốc gia trong khu vực đều có người mắc bệnh.
* Việt Nam: 459 ca mắc COVID-19, không có ca tử vong.
Trong đó:
- Số ca điều trị khỏi: 369 ca
- 90 ca bệnh đang được điều trị.
Số TH nhiễm nhập cảnh được quản lý ngay | Số TH nhiễm phát hiện tại cộng đồng | Số TH đang được cách ly tập trung | Số TH được cách ly tại nhà và theo dõi y tế |
276 | 183 | 14.685 | 66.861 |
Thông tin COVID-19 mới nhất hôm nay
6h sáng nay, Bộ Y tế cho biết Việt Nam tiếp tục ghi nhận thêm 9 ca mắc Covid-19. Đây là các ca lây nhiễm trong cộng đồng, gồm 8 ca ở Đà Nẵng, 1 ca ở Hà Nội.
Các trường hợ bị nhiễm gồm có:
- BN451: nữ, 36 tuổi, điều dưỡng Bệnh viện Đà Nẵng.
- BN452: nam, 52 tuổi, bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng.
- BN453: nữ, 56 tuổi, bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng.
- BN454: nữ, 65 tuổi, là người nhà chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng.
- BN455: nữ, 32 tuổi, là bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng.
- BN456: nữ, 57 tuổi, ở đường Hải Phòng, quận Hải Châu, Đà Nẵng.
- BN457: nam, 70 tuổi, ở Hùng Vương, quận Hải Châu, Đà Nẵng.
- BN458: nữ, 38 tuổi, ở Hòa Sơn, Hòa Vang, Đà Nẵng.
- BN459: nam, 76 tuổi, ở Hoàng Hoa Thám, Tây Hồ, Hà Nội
Như vậy, đến nay Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 459 ca nhiễm Covid-19, trong đó 276 ca nhiễm nhập cảnh được cách li ngay.
Theo thông tin từ Tiểu ban Điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, các bác sĩ đã tiến hành cuộc Hội chẩn quốc gia lần thứ 4 cho bệnh nhân Covid-19 nặng. Hiện Việt Nam có thêm nhiều ca bệnh nặng là BN436, BN438, BN437, BN433… Đây đều là những bệnh nhân cao tuổi, có nhiều bệnh nền đi kèm.
Các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19?
1. Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn).
2. Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và đến cơ sở y tế.
3. Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo.
4. Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng lối sống lành mạnh.
5. Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.
6. Nếu bạn có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi, và khó thở, hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị.
7. Nếu bạn từ vùng có dịch bệnh trở về cần tự cách ly, theo dõi sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ.
8. Thực hiện khai báo y tế trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn/ hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ https://ncovi.vn/ và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khoẻ của bản thân.
9. Cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19, giúp bảo vệ bản thân và gia đình: https://www.bluezone.gov.vn/.
Làm gì để bảo vệ bản thân mình khỏi dịch bệnh COVID-19?
WHO đã phát cảnh báo COVID-19 là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế, bởi sự lây lan của dịch bệnh rất nhanh. Bên cạnh đó, do chủng mới 2019 -nCoV chưa từng được xác định trước đó, các giai đoạn lây bệnh vẫn trong giai đoạn nghiên cứu thì mỗi cá nhân nên chủ động bảo vệ bản thân và gia đình bằng cách thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế như sau:
- Luôn theo dõi các thông tin mới nhất về dịch bệnh và thực hiện chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình
- Rửa tay phòng dịch corona thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy mạnh hoặc sử dụng dung dịch rửa tay có cồn. Việc rửa tay thường xuyên sẽ diệt phần lớn virus nếu tay bạn có virus.
- Đeo khẩu trang y tế khi tiếp xúc, chăm sóc người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm virus corona hoặc các triệu chứng mắc bệnh đường hô hấp như ho, khó thở, chảy nước mũi...
- Tránh dùng tay sờ vào mắt, mũi và miệng khi chưa rửa tay kỹ. Bởi khi tay bạn chạm vào nhiều bề mặt có thể bị nhiễm vi rút. Nếu bạn chạm vào mắt, mũi hoặc miệng bằng bàn tay bị vấy bẩn, bạn có thể sẽ truyền virus từ các bề mặt bị nhiễm sang chính mình.
- Trong trường hợp bạn bị sốt, ho và khó thở hãy đến cơ sở y tế sớm. Thông báo với cán bộ y tế nếu bạn đã từng lưu trú tại một khu vực của Trung Quốc hoặc nếu bạn đã tiếp xúc gần với người đã đi du lịch từ Trung Quốc mà có các triệu chứng về hô hấp.
Nếu bạn có các triệu chứng về hô hấp từ nhẹ đến nặng nhưng không đi du lịch thì cần thực hành vệ sinh tay, vệ sinh hô hấp và cách ly ở nhà cho đến khi bạn phục hồi.
*Mời bạn đọc cùng theo dõi và cập nhật thông tin mới nhất về dịch COVID-19 tại Việt Nam mỗi ngày tại đây.