Cao tốc Bến Lức - Long Thành dài gần 58 km, được khởi công vào năm 2014 với tổng vốn đầu tư 31.300 tỷ đồng. Ban đầu, tuyến đường dự kiến hoàn thành năm 2019, song do vướng mắc về vốn nên chậm tiến độ.
Từ nay tới năm 2025, tại vùng Đông Nam Bộ sẽ hoàn thành đưa vào khai thác tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành, Mỹ Thuận - Cần Thơ và cầu Mỹ Thuận 2, tuyến Biên Hòa - Vũng Tàu, giai đoạn 1 sân bay Long Thành; thu xếp nguồn vốn để khởi công dự án vành đai 4, cao tốc TP HCM - Mộc Bài, TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, tiếp tục đầu tư mở rộng tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây.
Dự án vành đai 3 TP HCM vừa được Quốc hội phê duyệt khi kết hợp cùng cao tốc Bến Lức - Long Thành sẽ khép kín toàn bộ tuyến vành đai 3 trong tương lai, tạo nên hành lang giao thông thúc đẩy phát triển toàn vùng TP HCM.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu các địa phương tập trung cao độ cho đường vành đai 3 TP HCM, triển khai đồng thời các bước chuẩn bị để trong vòng một năm, đến tháng 6/2023 có thể khởi công dự án.
Bộ Giao thông vận tải và chủ đầu tư dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành đang chỉ đạo các đơn vị khởi động thi công lại trong tháng 5 để hoàn thành công trình vào cuối năm 2023.
Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành có tổng chiều dài gần 58 km, trong đó, đoạn qua địa phận tỉnh Đồng Nai (hai huyện Nhơn Trạch và Long Thành) dài hơn 27 km. Để thực hiện dự án, Đồng Nai phải thu hồi diện tích đất khoảng 197 ha của hơn 1.220 hộ dân.
Giai đoạn hai dự án đường kết nối vào cảng Phước An (đoạn từ đường 319 đến cao tốc Bến Lức - Long Thành) dự kiến được khởi công trong năm nay, tiến độ thực hiện 4 năm.
Tối 28/1, tại Nghệ An, ngay sau khi kiểm tra thực địa dự án cao tốc Bãi Vọt-Hàm Nghi ở Hà Tĩnh, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp kiểm điểm tình hình thực hiện 10 dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía đông giai đoạn 1 (2017-2020) và giai đoạn 2 (2021-2025) từ Ninh Bình đến Quảng Trị, trong đó 1 dự án đã hoàn thành, 9 dự án đang triển khai.