Ngày 5/12, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận khu vực dự kiến thành lập TP Hoa Lư, trực thuộc tỉnh Ninh Bình đạt tiêu chí đô thị loại I.
Cụ thể, công nhận khu vực dự kiến thành lập thành phố Hoa Lư, trực thuộc tỉnh Ninh Bình đạt tiêu chí đô thị loại I (tổng diện tích hơn 150 km2) gồm toàn bộ địa giới hành chính TP Ninh Bình hiện hữu (diện tích gần 47 km2) và huyện Hoa Lư hiện hữu (diện tích 103,5 km2).
Vừa qua, Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng TP Hạ Long đã công bố Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đường nối từ ĐT 342 đến QL 279 qua trung tâm xã Sơn Dương, TP Hạ Long.
Tổng chiều dài tuyến gần 11 km. Dự án có tổng mức đầu tư là hơn 900 tỷ đồng. Nguồn vốn thực hiện dự án từ ngân sách tỉnh hỗ trợ có mục tiêu là 516 tỷ đồng; phần còn lại ngân sách thành phố tự cân đối. Về tiến độ, dự án sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2025.
Theo VnExpress, Quảng Trị đề xuất Bộ Giao thông Vận tải bổ sung dự án cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo vào danh mục công trình quan trọng quốc gia và bố trí vốn từ ngân sách trung ương giai đoạn 2026 - 2030.
Dự án cao tốc có có chiều dài 56 km, thiết kế 4 làn xe, vận tốc tối đa 100 km/h, nền đường rộng 24,7 m. Tổng mức đầu tư dự kiến là 13.952 tỷ đồng theo hình thức đối tác công tư (PPP), trong đó ngân sách nhà nước chiếm 9.608 tỷ đồng (70%) và phần còn lại là vốn huy động từ nhà đầu tư.
Theo VnExpress, Trả lời cử tri tại kỳ họp thứ 18 HĐND TP Hải Phòng sáng 4/12, lãnh đạo UBND TP Hải Phòng cho biết đề án xây dựng cầu Tân Vũ - Lạch Huyện 2 và đường dẫn đã được Sở Giao thông Vận tải hoàn thiện để gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND TP Hải Phòng xem xét. Dự kiến đề án sẽ được trình Thủ tướng xem xét phê duyệt trong quý I/2025.
Cầu Tân Vũ - Lạch Huyện 2 được xây bên trái cầu hiện có, dài 5,44 km, mặt cắt ngang 16 m; mở rộng đường dẫn hai đầu cầu (tổng chiều dài 9,86 km) lên 6 làn xe cơ giới và 4 làn xe hỗn hợp. Đề án có tổng mức đầu tư hơn 8.710 tỷ đồng.
Cầu vượt sông Hóa và đoạn tuyến qua Hải Phòng của tuyến đường từ TP Thái Bình đi cầu Nghìn (cầu vượt sông Hóa) được HĐND TP Hải Phòng thông qua tại kỳ họp thứ 2 khóa XVI (tháng 8/2021).
Cầu có chiều dài 411,2 m, tường chắn dài 140 m; bề rộng cầu 22,5 m. Tổng mức đầu tư dự án là hơn 760 tỷ đồng từ nguồn ngân sách TP Hải Phòng và ngân sách tỉnh Thái Bình, dự kiến hợp long cầu vào dịp 23 tháng Chạp tới và thông xe dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/2025).
Ngày 3/12, tại Đồng Nai, Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đôn đốc tiến độ triển khai dự án sân bay Long Thành và đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Thủ tướng yêu cầu sân bay Long Thành phải hoàn thành trong năm 2025, không thể chậm hơn và đưa sân bay vào khai thác trước 28/2/2026.
Sân bay quốc tế Long Thành có vị trí nằm trên địa bàn 6 xã Long An, Bình Sơn, Cẩm Đường, Suối Trầu, Bàu Cạn, Long Phước của huyện Long Thành; tổng diện tích đất cần thu hồi cho toàn bộ Dự án là hơn 5.364 ha.
Bộ GTVT vừa qua đã có văn bản gửi Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) về việc ký hợp đồng gói thầu J3-1 dự án đầu tư xây dựng cao tốc Bến Lức - Long Thành.
Theo đó, sau khi xem xét báo cáo của VEC về việc đề nghị cho phép ký hợp đồng để triển khai gói thầu J3-1 thuộc dự án đầu tư xây dựng cao tốc Bến Lức - Long Thành, Bộ đã có các Tờ trình ngày 30/8 và ngày 18/11 trình Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.
Trong đó, thời gian thực hiện dự án đề xuất đến ngày 30/9/2026; tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn đầu tư cũng được điều chỉnh (sử dụng vốn do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam tự thu xếp để thay thế nguồn vốn vay ODA của JICA để hoàn thành các công việc còn lại).
Theo Vnexpress, Đồng Nai đề xuất xây hầm vượt sông nối TP HCM thay phương án cầu nhằm hạn chế giải phóng mặt bằng, đảm bảo mỹ quan, tránh ảnh hưởng hoạt động của cảng Cát Lái
Động thái này được đưa ra trong bối cảnh 8 năm trước, dự án cầu Cát Lái, nối TP Thủ Đức, TP HCM và huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai được Thủ tướng cho bổ sung vào Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020. Tuy nhiên, hiện kế hoạch triển khai công trình vẫn chưa thống nhất sau nhiều năm bàn thảo.
Ngày 2/12, tỉnh Nam Định đã phối hợp với tỉnh Ninh Bình đã tổ chức lễ hợp long dự án xây dựng cầu vượt sông Đáy nối hai tỉnh. Đây là cây cầu trên tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (CT08) theo quy hoạch.
Cầu vượt sông Đáy do tỉnh Nam Định làm chủ đầu tư với tổng vốn 1.450 tỷ đồng. Dự án có tổng chiều dài tuyến 2 km đi qua 2 xã Khánh Cường, Khánh Trung thuộc địa phận huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình và 3 xã: Nghĩa Châu, Nghĩa Trung, Nghĩa Thái thuộc huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định.
Theo VnExpress, Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, sơ bộ tổng vốn 1,7 triệu tỷ đồng tương đương 67 tỷ USD, hoàn thành năm 2035.
Dự án có tổng chiều dài 1.541 km, điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP HCM), đi qua 20 tỉnh thành gồm Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP HCM.
Quy hoạch 12:04 | 07/12/2024
Quy hoạch 15:08 | 06/12/2024
Quy hoạch 15:28 | 02/12/2024
Quy hoạch 07:00 | 30/11/2024
Quy hoạch 13:45 | 27/11/2024
Quy hoạch 07:00 | 23/11/2024
Quy hoạch 07:58 | 16/11/2024
Quy hoạch 07:44 | 02/11/2024