Ngày 14/11, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải đã có buổi khảo sát tiến độ và công tác thi công của dự án thành phần 3 thuộc đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Đại diện Ban Quản lý dự án khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải (chủ đầu tư) cho biết, dự án thành phần 3 đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến nay cơ bản hoàn thành 100% công tác giải phóng mặt bằng; khối lượng đã thi công đạt 50% giá trị công trình.
Để bảo đảm tiến độ thông xe kỹ thuật trước ngày 30/4/2025, chủ đầu tư phối hợp các nhà thầu kiểm soát hằng tuần, kịp thời có biện pháp tăng cường bù tiến độ nếu bị chậm.
Ngày 14/11, tại kỳ họp thứ 19 (kỳ họp chuyên đề) HĐND TPHCM khóa X, các đại biểu đã biểu quyết thông qua việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên.
Dự án được điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án từ 8.200 tỷ đồng lên 9.030 tỷ đồng và thời gian thực hiện dự án từ 2021 - 2025 thành 2021 - 2026.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát thực địa và có cuộc làm việc với yêu cầu hoàn thành hai tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) và Hữu Nghị - Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn) ngay trong năm 2025, góp phần thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau trong năm 2025.
Ngày 11/11, lãnh đạo TP HCM và lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An về tiến độ chuẩn bị hồ sơ đường Vành đai 4 TP HCM.
Tại cuộc họp, TP HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu thống nhất cố gắng tự cân đối nguồn vốn để thực hiện dự án. Riêng tỉnh Long An, do khó khăn về ngân sách nên tỉnh cam kết cân đối khoảng 10.000 tỷ đồng, kiến nghị Trung ương hỗ trợ 33.000 tỷ đồng.
TTXVN dẫn thông tin từ Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt đô thị số 1 (HURC1), sau gần một tháng vận hành thử với công suất 20%, từ ngày 11/11, tuyến Metro số 1 TP HCM Bến Thành - Suối Tiên sẽ vận hành thử (trial run) với 100% công suất thiết kế.
Cụ thể, từ ngày 11 - 18/11, dự án tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên sẽ triển khai vận hành thử theo kế hoạch với 100% công suất thiết kế. Các đoàn tàu này hoạt động từ 5 giờ đến 23 giờ 30 phút mỗi ngày; thời gian giãn cách mỗi chuyến tàu từ 4 phút 30 giây đến 10 phút.
Về hướng tuyến đường sắt tốc độ cao qua TP Nam Định, Ban Quản lý dự án đường sắt cho biết, đã được nghiên cứu đảm bảo phù hợp quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch các vùng và quy hoạch tỉnh.
Nếu tính chi phí đầu tư và vận hành khai thác trong 30 năm đoạn tuyến qua Nam Định (12 km) sẽ có chi phí khoảng 1,66 tỷ USD, trong khi các lợi ích thu được ước khoảng 2,06 tỷ USD. Như vậy việc khai thác tuyến đường sắt tốc độ cao qua khu vực TP Nam Định có lợi ích ước tính đạt khoảng 400 triệu USD trong vòng 30 năm so với việc tuyến đường sắt tốc độ cao đi thẳng và không đi qua khu vực này.
Theo VnExpress, Chủ tịch tỉnh Thái Bình vừa qua đã phê duyệt dự án xây dựng cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, trong đó đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Tuyến đường dài 60,9 km, trong đó đoạn qua tỉnh Nam Định 27,6 km, đoạn qua Thái Bình 33,3 km, quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh với nền đường rộng 24,5 m, vận tốc thiết kế 120 km/h. Tổng mức đầu tư dự án bao gồm lãi vay là hơn 19.780 tỷ đồng. Tỉnh Thái Bình sẽ đấu thầu dự án rộng rãi trong nước, tổ chức lựa chọn nhà đầu tư vào quý IV/2024, khởi công năm 2025 và hoàn thành năm 2027.
VnExpress dẫn theo Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng TP Cần Thơ - chủ đầu tư dự án Nâng cấp, mở rộng QL 91 (đoạn từ Km0 - Km7) cho biết, hiện đơn vị này đã hoàn thành lựa chọn và triển khai thực hiện 5/12 gói thầu; đang tiếp tục triển khai các gói thầu còn lại. Dự kiến trong quý II/2025 sẽ tiến hành khởi công dự án.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ tám, ngày 13/11, Quốc hội đã nghe Báo cáo về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Về phạm vi đầu tư, tuyến đường sắt tốc độ cao bắt đầu tại Thành phố Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và kết thúc tại thành phố Hồ Chí Minh (ga Thủ Thiêm), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố; chiều dài tuyến khoảng 1.541km.
Về quy mô đầu tư của dự án, xây dựng mới tuyến đường sắt đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.
Quy hoạch 14:11 | 16/01/2025
Quy hoạch 13:58 | 06/01/2025
Quy hoạch 07:00 | 04/01/2025
Quy hoạch 19:30 | 02/01/2025
Quy hoạch 13:30 | 02/01/2025
Quy hoạch 07:00 | 21/12/2024
Quy hoạch 07:00 | 14/12/2024
Quy hoạch 12:04 | 07/12/2024