Ngày 23/10, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng mở rộng đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cam Lộ - La Sơn.
Dự án có tổng chiều dài tuyến khoảng 98 km. Hướng tuyến bám theo tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn đang khai thác. Dự án sẽ đầu tư mở rộng nền, mặt đường và các công trình trên tuyến từ quy mô hai làn xe lên 4 làn xe. Đây là Dự án nhóm A, đầu tư theo hình thức đầu tư công. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 6.488 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Ngày 23/10, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận cho biết đã hoàn thành báo cáo kết quả nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu.
Dự án có chiều dài hơn 175 km, đi qua tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu, được đầu tư với quy mô 4 làn xe. Điểm đầu của dự án kết nối với khu vực cửa khẩu Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang), điểm cuối điểm giao với quốc lộ 1 (TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu).
Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 80.836 tỷ đồng (hơn 3 tỷ USD). Dự án dự kiến khởi công vào năm 2026 và hoàn thành năm 2030.
Tại buổi làm việc mới đây của Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Anh Tuấn với UBND các tỉnh Đồng Nai, Long An, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu và TP HCM về một số dự án giao thông kết nối liên vùng; trong đó có cao tốc Bến Lức – Long Thành.
Chủ đầu tư cao tốc Bến Lức – Long Thành, Tổng công ty Đầu tư Phát triển Đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã báo cáo về việc khai thác tạm đoạn phía Đông của tuyến cao tốc này.
Cụ thể, ngày 10/10/2024, VEC đã có văn bản đề nghị Cục Đường bộ Việt Nam phê duyệt phương án tổ chức giao thông giai đoạn khai thác tạm dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành, một số đoạn tuyến trong đó Phước An – quốc lộ 51 sẽ khai thác tạm từ tháng 11/2024.
Theo VnExpress, theo phương án vừa được liên danh tư vấn PORTCOAST - TEDIPORT - HPEC vừa đưa ra tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh, cảng tàu khách quốc tế Vũng Tàu được xây ở vị trí giáp khu tổ hợp nhà ga cáp treo ở bãi Trước. Dự án này có vốn đầu tư gần 8.000 tỷ đồng, đón những du thuyền hạng sang chở 5.000 - 6.000 khách.
VnExpress dẫn theo tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam gửi Quốc hội, Chính phủ cho biết các khoản vay ODA thường đi kèm nhiều điều kiện nên việc sử dụng vốn trong nước sẽ giúp dự án được triển khai linh hoạt và độc lập hơn.
Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép huy động nguồn vốn trong nước để đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc Nam trong 12 năm, trung bình 5,6 tỷ USD mỗi năm.
Hạng mục cầu đường sắt và đường dẫn cầu Đuống mới có điểm đầu khoảng km9+075, điểm cuối khoảng km10+075 (lý trình đường sắt hiện hữu), dài 1.000 m; tim cầu mới cách tim cầu Đuống cũ về phía thượng lưu khoảng 16,5 m, trùng vị trí dự kiến đầu tư xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi.
Đến thời điểm hiện tại, sau 14 tháng thi công, cầu đường sắt mới đã triển khai các trụ cầu ở lòng sông Đuống và đang thi công các trụ ở địa bàn quận Long Biên và Gia Lâm.
Trong khi đó, gói thầu cầu đường bộ Đuống, nhà thầu đang thực hiện công tác hoàn trả mái kè trụ T3, đã hoàn thành cọc khoan nhồi trụ T4, T5; trụ T5 đang tiến hành đóng cọc cừ khung vây, đổ bê tông bù vênh đã hoàn thành, tiếp tục đào đất hố móng và lắp dựng khung tầng…
Vừa qua, Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng các Công trình Giao thông tỉnh Sơn La đã công bố Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng ĐT 120C (Yên Châu - Tạ Khoa).
Tuyến đường này có tổng chiều dài khoảng 34 km, thuộc địa phận huyện Yên Châu và huyện Bắc Yên. Tổng mức đầu tư khoảng 700 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2025 - 2028.
Trong phiên làm vệc sáng 25/10, Quốc hội tiến hành thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.
Theo đó, Đại biểu Quốc hội đề xuất, đối với thành phố trực thuộc trung ương, chỉ lập một cấp quy hoạch chung thành phố, sau đó sẽ lập ngay các quy hoạch phân khu; bỏ qua bước lập quy hoạch chung các thành phố trực thuộc thành phố, các đô thị vệ tinh, thị trấn sinh thái, thị trấn, thị tứ.
Xem chi tiết về đề xuất của Đại biểu Quốc hội TẠI ĐÂY.