Thu phí, thu giá BOT giao thông: 'Bộ GTVT hơi oan'

Về vấn đề thu giá BOT gây xôn xao dư luận, ông Nguyễn Minh Đức (Ban Pháp chế, VCCI) cho rằng "Bộ GTVT hơi oan".
thu phi thu gia bot giao thong bo gtvt hoi oan
(Ảnh minh họa: Thanh niên)

Liên quan đến thuật ngữ thu giá của Bộ GTVT đang gây xôn xao dư luận, ngày 24/5, chúng tôi đã có trao đổi với ông Nguyễn Minh Đức, Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Theo ông Nguyễn Minh Đức, Bộ GTVT "hơi oan". "Đây không hẳn là ý của Bộ GTVT mà là lỗi từ quá trình làm luật", ông Đức nói.

Ông Đức cho hay, pháp luật Việt Nam có 2 đạo luật liên quan đến nhau. Thứ nhất là Luật Phí và Lệ phí và thứ hai là Luật Giá.

Trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội chiều 23/4, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng luật đã quy định là "thu giá" thì gọi là "thu giá".

"Luật Phí và Lệ phí định nghĩa phí là khoản tiền trả cho dịch vụ công. Trước đây, đường do Nhà nước đầu tư thu tiền nên gọi là Phí sử dụng đường bộ.

Hiện tại, tư nhân đầu tư xâu dựng đường thì không còn là dịch vụ công nữa. Do đó, nếu tiếp tục gọi là Phí sử dụng đường bộ thì sẽ trái luật.

Lúc này, dịch vụ đường bộ trở thành một quan hệ dân sự, không còn là đối tượng của Luật Phí và Lệ phí mà chuyển sang Luật Giá.

Chính vì thế, nó được gọi là Giá dịch vụ đường bộ. Điều này cũng giống như giá dịch vụ vận tải, giá dịch vụ du lịch...", ông Nguyễn Minh Đức lý giải.

Liên quan đến việc dư luận phản ứng trước thuật ngữ thu giá, ông Đức cho rằng "cái sai ở đây là nhà đầu tư BOT, Bộ GTVT đã máy móc".

"Đổi tên từ Phí dịch vụ đường bộ sang Giá dịch vụ đường bộ là đúng nhưng đổi từ trạm thu phí thành trạm thu giá là máy móc.

Nếu muốn tránh từ "phí", vẫn có thể gọi là "Trạm thu, Trạm thu tiền, Trạm thu ngân". Vì trạm thu giá nghe quá hài hước.

Ở đây, lỗi của Bộ GTVT là máy móc, bất cẩn chứ không phải cố ý lừa lọc", ông Nguyễn Minh Đức chia sẻ thêm.

Ông Vũ Khắc Liêm, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế (Bộ Tài chính) việc thu phí chuyển sang thu giá căn cứ theo quy định của Luật Phí và Lệ phí.

Cụ thể, Luật Phí và lệ phí do Quốc hội ban hành ngày 25/11/2015 (hiệu lực từ 1/1/2017) có quy định việc Phí sử dụng đường bộ được chuyển sang Giá sử dụng đường bộ.

Theo quy định của Luật Phí và Lệ phí, 17 sản phẩm, dịch vụ chuyển từ phí sang giá dịch vụ do Nhà nước định giá (từ ngày 1/1/2017) gồm:

Thủy lợi phí (chuyển thành: Giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi), phí chợ (giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ), phí sử dụng đường bộ (giá dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh).

Phí qua đò, qua phà (giá dịch vụ sử dụng đò, phà), phí sử dụng cảng, nhà ga (giá dịch vụ sử dụng cảng, nhà ga), phí trông giữ xe (giá dịch vụ trông giữ xe), phí kiểm dịch y tế (giá dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng)…

thu phi thu gia bot giao thong bo gtvt hoi oan Không chỉ BOT giao thông, nhiều loại 'phí' khác cũng chuyển sang 'giá'

Theo tìm hiểu, không chỉ BOT giao thông mà có tới 16 loại phí khác cũng được chuyển sang giá tại Luật Phí và lệ ...

chọn
Bộ TN&MT đã chuẩn bị những gì để Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7?
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều nay (4/5), Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cung cấp thông tin liên quan đến việc chuẩn bị để Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7.