Doanh nghiệp Việt đầu tiên được phép bán sản phẩm hữu cơ vào Trung Quốc

Giấy chứng nhận Trung Quốc cấp cho Vinamit áp dụng cho hai sản phẩm mít tươi và mít sấy thăng hoa. Hiện đây là doanh nghiệp Việt đầu tiên được cấp chứng nhận này từ Trung Quốc.

Công ty cổ phần Vinamit cho biết đã nhận được chứng nhận hữu cơ từ thị trường Trung Quốc trong ngày đầu năm 2019. Doanh nghiệp này đã xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc gần 20 năm, nhưng đến nay mới chính thức được cấp chứng nhận xuất khẩu sản phẩm organic. Đây là một trong những chứng nhận khó đạt nhất tại thị trường này.

Ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vinamit, cho biết Trung Quốc vốn được biết đến với nhiều thông tin về thực phẩm bẩn, nhưng lại là nơi yêu cầu rất khắt khe về tiêu chuẩn cho sản phẩm hữu cơ.

doanh nghiep viet dau tien duoc phep ban san pham huu co vao trung quoc
Ngoài các loại trái cây sấy truyền thống, doanh nghiệp đang chiếm lĩnh thị trường với các loại nước trái cây sấy khô; cà phê, nước mía sấy khô...

“Nhiều người rất ngạc nhiên khi biết chứng nhận hữu cơ của Trung Quốc là một trong những chứng nhận khó nhất. Chính thị trường 'mang tiếng' với thực phẩm bẩn lại đặt ra tiêu chuẩn rất cao cho sản phẩm hữu cơ”, ông Viên nói.

Ông cũng cho biết thêm doanh nghiệp đã được Mỹ và EU cấp giấy chứng nhận hữu cơ từ trước. Đây được xem là những thị trường khó tính nhất, vây nhưng khi sang Trung Quốc, doanh nghiệp vẫn bị làm khó bởi quy trình rất nghiêm ngặt.

Để được cấp chứng nhận hữu cơ tại thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp phải đăng ký lại từ đầu và theo dõi quá trình thực hiện tiêu chuẩn trong 3 năm liên tiếp. Hàng năm, phải tiếp nhận kiểm tra nghiêm ngặt của đoàn đánh giá.

“Họ chỉ đánh giá chứng nhận những cây có trái và có thể thu hoạch, kiểm tra ngay tại nông trang, đếm thực tế tổng số cây, sản lượng trái và chỉ cấp cho đúng diện tích trồng, số cây và sản lượng trái tương ứng”, ông chủ Vinamit cho biết thêm.

Ngoài mít, những loại trái cây khác như chuối, thơm dù trồng trên đất và phương pháp, qui trình tương tự mà chưa cho trái thì phía Trung Quốc cũng chưa cấp chứng nhận.

doanh nghiep viet dau tien duoc phep ban san pham huu co vao trung quoc
Tại thị trường Việt, sản phẩm hữu cơ của Vinamit cũng được khá nhiều hệ thống bán lẻ lớn phân phối.

Vinamit là doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu trái cây, rau củ quả sấy khô thành lập từ năm 1988, với thị trường chủ lực ban đầu là Đài Loan, sau đó mở rộng sang nhiều nước khác. Từ năm 1995, sản phẩm trái cây sấy bao gồm mít sấy, khoai môn sấy, thơm sấy của Vinamit có mặt tại các nước trong khu vực ASEAN, Trung Quốc và Hoa Kỳ. Từ năm 1997, Vinamit chính thức xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Trung Quốc, đây cũng là một trong những thị trường lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay. Vinamit cũng nằm trong Top 10 doanh nghiệp ASEAN tại thị trường lớn nhất này.

Ngoài các loại trái cây sấy truyền thống, doanh nghiệp này đang chiếm lĩnh thị trường với các loại nước trái cây sấy khô; cà phê sấy khô; sữa chua sấy khô, hạt điều sữa chua sấy, nước mía, rau má sấy khô... Đây là những mặt hàng chưa có doanh nghiệp nào sản xuất.

Đến cuối 2018, doanh nghiệp có vốn điều lệ 370 tỷ đồng, với 3 cổ đông sáng lập nắm giữ phần lớn cổ phần là ông Nguyễn Lâm Viên, bà Nguyễn Thị Điệp và bà Nguyễn Thị Ngọc Hân.

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.