Tập cho trẻ tự ngủ sớm chỉ với 3 bước đơn giản | |
‘Ngã ngửa’ với lý do mẹ Việt không bao giờ tập ‘xi tè’ cho con |
Có một điều lạ là mẹ Việt rất quan tâm đến việc ăn uống của con, nhưng chuyện chăm sóc răng miệng lại rất hay bị lơ là. Những cách chăm sóc răng miệng sai lầm vẫn còn tồn tại khá nhiều trong một bộ phận đông những mẹ nuôi con nhỏ như rơ lưỡi bằng mật ong, cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước sau khi bú mẹ, răng sữa nhú nhưng không đánh răng. Những cách chăm sóc sai lầm này xuất phát từ tâm lý kiểu gì răng sữa cũng rụng đi và trẻ sẽ có răng vĩnh cửu, khi ấy mới cần phải tỉ mỉ, chú ý đến chăm sóc răng cho con.
Răng sữa rất quan trọng dù các răng đó sẽ rụng và thay thế bằng răng vĩnh cửu. (Ảnh: Tophealthremedies.) |
Một vấn đề khác nữa là mẹ Việt cũng ít có thói quen cho con đi nha sĩ khám răng, nhất là những bé ở độ tuổi nhỏ, dưới 1 tuổi. Thế nên việc tiếp xúc với các kiến thức khoa học về chăm sóc răng miệng cho trẻ nhỏ còn hạn chế. Sau đây là những điều nhất định bố mẹ phải nhớ khi chăm sóc răng miệng cho con.
- Răng sữa rất quan trọng dù các răng đó sẽ rụng và thay thế bằng răng vĩnh cửu. Răng vĩnh cửu cũng đã có sẵn trong lợi khi các con sinh ra, nằm đó đợi đến lượt mọc lên.
- Trẻ con dễ bị sâu răng hơn người lớn do răng sữa "mỏng" và rất nhạy cảm.
- Bắt đầu đánh răng cho con ngay khi thấy chiếc răng đầu tiên nhú lên và con bắt đầu ăn dặm.
- Đánh răng cho con ngày 2 lần, sau khi ăn sáng và trước khi đi ngủ, bằng kem đánh răng có flouride loại dành cho trẻ nhỏ với hàm lượng flouride là 1000ppm. Lượng kem dùng mỗi lần đánh răng là rất ít, chỉ bằng đầu móng tay út của con (lượng thay đổi theo sự phát triển của móng tay út).
Sẽ có những lúc con từ chối đánh răng, bố mẹ vẫn phải đánh cho con bằng mọi cách, kể cả pha trò cho con chịu đánh răng. (Ảnh: Huffington Post Canada) |
- Bố mẹ giúp con đánh răng đến khi con 12-13 tuổi (vì thường trước đó các con chưa thể tự đánh răng hàm tít sâu bên trong miệng được). Đương nhiên vẫn khuyến khích con tự đánh nhưng có bố mẹ ở đó quan sát và giúp đánh mấy răng hàm bên trong. Khi đánh răng cho con cần "vạch môi" và "bành má" con để đánh được toàn bộ răng.
- Sẽ có những lúc con từ chối đánh răng, bố mẹ vẫn phải đánh cho con bằng mọi cách, kể cả pha trò cho con chịu đánh răng.
- Kẹo bánh, kem, nước ngọt... tối thiểu 3 tuổi mới cho con ăn (lâu hơn càng tốt) và nên giới hạn số lần ăn trong 1 tuần (ví dụ 1 lần vào thứ 7).
- Kẹo, bánh, kem nếu ăn nên ăn vào bữa ăn (bữa phụ hoặc bữa chính) vì đằng nào lúc đó răng cũng đã dính thức ăn.
Kẹo bánh, kem, nước ngọt... tối thiểu 3 tuổi mới cho con ăn (lâu hơn càng tốt) và nên giới hạn số lần ăn trong 1 tuần (ví dụ 1 lần vào thứ 7). (Ảnh: JCC) |
- Bim bim, các loại quả khô và kẹo dẻo thường dính lại ở răng khá lâu sau khi ăn nên những thứ này được liệt vào dạng "nguy hiểm với răng" .
- Nên cho con uống nước sau khi ăn, sau khi uống các loại thuốc dạng siro coi như là một hình thức "rửa răng miệng".
- Khi con khát thì tốt nhất chỉ nên cho con uống nước lọc, không nên cho uống sữa hay nước hoa quả, nước ngọt (tất cả các loại sữa như sữa bò, sữa ngô, sữa đậu, sữa yến mạch, sữa hạnh nhân....) vì trong sữa luôn luôn có sẵn đường (ngay cả khi không thêm đường), ngoại trừ những bé bú mẹ.
- Tránh để các con ăn vặt. Bữa phụ không phải là ăn vặt. 1 ngày các con có thể ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ, khoảng thời gian giữa các bữa nên để răng miệng nghỉ ngơi.
- Không nên để con mút ti giả hay mút ngón tay sau khi con 2 tuổi.
Với ‘chiêu’ độc này, mẹ Việt ở Thụy Điển tập bỏ bỉm cho con thành công
Lí do chị Quỳnh Chi (sống tại Thụy Điển) không khen con khi con biết ngồi toilet/bô là vì chị muốn con biết việc đi ... |