Kỳ thi THPT Quốc gia 2018 đã đến giai đoạn nước rút. Ảnh: Lê Sơn |
Năm 2018, tổng chỉ tiêu các trường đại học, cao đẳng trong cả nước tăng không đáng kể, ở mức 1,2% (Bộ Giáo dục - Đào tạo thống kê ngày 25/4/2018). Cụ thể, tổng chỉ tiêu năm 2018 là 455.174 so với chỉ tiêu của năm 2017 là 449.559.
Về xu hướng xét tuyển theo ngành nghề, tổng hợp số liệu từ các Sở GD-ĐT cho thấy, tổng số nguyện vọng đăng ký xét tuyển là hơn 2,75 triệu nguyện vọng, vào 7 khối ngành.
Như vậy, tính theo tỷ lệ, thì mỗi chỉ tiêu sẽ có 6,04 nguyện vọng xét tuyển.
Cụ thể ở 7 khối ngành nghề,
khối VII (ngành Nhân văn, Khoa học xã hội và hành vi, Báo chí và thông tin, Dịch vụ xã hội, Khách sạn, du lịch, thể thao và dịch vụ cá nhân, Dịch vụ vận tải, Môi trường và bảo vệ môi trường, An ninh, quốc phòng)
có tỷ lệ chọi cao nhất 7,88 nguyện vọng trên mỗi chỉ tiêu. Khối ngành này có 783.703 nguyện vọng xét tuyển, trong khi chỉ có 99.439 chỉ tiêu đại học.
Xếp ngay sau đó là khối III (ngành kinh doanh, quản lý và pháp luật) có số lượng nguyện vọng xét tuyển cao nhất là 832.684 nguyện vọng, trong khi chỉ có 121.183 chỉ tiêu đại học. Như vậy, với mỗi chỉ tiêu khối ngành này có 6,87 nguyện vọng xét tuyển.
Có tỷ lệ chọi tương đương với khối III là khối ngành VI (ngành sức khỏe) với 215.173 nguyện vọng với 31.331 chỉ tiêu đại học.
Đáng chú ý, trong mùa tuyển sinh năm nay, dù sụt giảm nguyện vọng tới 38%, nhưng do chỉ tiêu cũng có sự điều chỉnh giảm tương đương nên tỷ lệ chọi vào đạo học các ngành khối I (nhóm ngành khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên) vẫn ở mức cao với 5,64 nguyện vọng mỗi chỉ tiêu.
Thông tin tuyển sinh 2018 (27/4): Công bố số kết quả nhận hồ sơ thi THPT quốc gia 2018
Nhóm ngành An ninh quốc phòng có tỉ lệ 'chọi' cao nhất; hơn 2,2 triệu nguyện vọng ảo trong kì tuyển sinh đại học, cao đẳng ... |
Thả nổi điểm sàn: Sẽ có cách xử lý những trường 'vơ bèo vạt tép'
Đó là khẳng định của lãnh đạo Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) trước băn khoăn dư luận về việc bỏ điểm sàn trong ... |