Cha mẹ không nên nghĩ giáo viên cứ đưa trẻ vào góc khuất camera là để đánh

Thực tế cho thấy, nhiều giáo viên đã không nói thật ngay từ đầu với phụ huynh về việc trẻ bị xây xước do ngã hoặc xô xát với bạn, phụ huynh cũng sợ không dám hỏi cô giáo nên dẫn tới sai lầm của cả hai bên.


Học mầm non là giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi đứa trẻ. Ở đây, trẻ bắt đầu được tiếp xúc nhiều thứ mới từ thế giới xung quanh, sẽ không còn hoàn toàn được cha mẹ nâng niu, chăm sóc cả ngày nữa. Mầm non là giai đoạn quan trọng góp phần hình thành tính cách, nhân cách của một đứa trẻ.

Thời gian vừa qua, các phương tiện truyền thông, mạng xã hội xuất hiện khá nhiều thông tin về các vụ việc giáo viên mầm non bạo hành trẻ. Điều này khiến nhiều bậc phu huynh lo lắng, thậm chí bất an khi cho con đi học mầm non. Vậy, liệu tâm lí này có cần thiết hay không? Cha mẹ cần phải làm gì khi bắt đầu cho con vào trường mầm non?

Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bà Phi Hoa, người sáng lập hệ thống trường Mầm non chuẩn Nhật Bản HanaHome (Hà Nội).

Theo bà Phi Hoa, tâm lí lo lắng của phụ huynh khi mới cho con đi học mầm non là có thể hiểu được, đặc biệt trong bối cảnh vừa qua có một số vụ việc bạo hành xảy ra ở trường mầm non. Tuy nhiên, bà Phi Hoa cho rằng, các vụ việc này chỉ là cá biệt. Các bậc phụ huynh không nên vì những trường hợp này mà cho rằng các giáo viên đều xấu.

Bà Phi Hoa cho biết: "Thực tế, các giáo viên mầm non được đào tạo bài bản từ cái tâm thực sự có tình yêu thương lớn đối với học sinh mình chăm sóc. Và việc đào tạo giáo viên cách ứng xử có tâm với trẻ, theo qui định nghiêm ngặt là công việc quan trọng nhất của một trường, hơn cả việc mua sắm cơ sơ vật chất hiện đại".

Ngoài ra, khi cho con đi học mầm non, điều đầu tiên phụ huynh cần phải có đó là niềm tin vào trường học đó, tin các giáo viên ở ngôi trường đó.

IMG_0003

Bà Phi Hoa, người sáng lập hệ thống trường Mầm non chuẩn Nhật Bản HanaHome (Hà Nội). Ảnh: Đình Tuệ.

"Việc chăm sóc một đứa trẻ cũng giống như trồng một cái cây. Khi giáo viên và phụ huynh cùng chăm sóc một cái cây, để cái cây đó trưởng thành thì cần phải có sự tin tưởng lẫn nhau. Khi có niềm tin thì chúng ta sẽ phối hợp nhịp nhàng để chăm sóc, dạy dỗ trẻ tốt nhất," bà Phi Hoa nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, bà Phi Hoa cũng cho thấy, ở Việt Nam nhiều giáo viên khi thấy trẻ bị xây xước trên lớp nhưng không trao đổi thật với phụ huynh ngay từ đầu và có tâm lí muốn giấu giếm.

Nhiều bậc cha mẹ bận đi làm không để ý đến con thì không phát hiện được. Nhưng cũng có vị phụ huynh dù đã phát hiện con bị xây xước nhưng lại sợ không dám hỏi giáo viên vì sợ con mình bị trù dập.

Điều này là sai lầm của giáo viên và cả phụ huynh. Có những vị cứ thấy con mình về nhà bị xây xước gì đó thì không tìm hiểu rõ nguyên nhân mà lại đổ vấy tội cho giáo viên và đến trường làm ầm lên.

IMG_0048

Các giáo viên tại Mầm non HanaHome đang hướng dẫn trẻ chơi trò chơi. Ảnh: Đình Tuệ.

"Trong trường hợp này, phụ huynh cần hỏi giáo viên là tại sao con lại bị xây xước chân tay như thế, có phải do bé ngã hay do cô giáo đánh đòn? Bởi trên lớp, các bé thường rất hiếu động lúc vui chơi. Có những lúc bé tô màu hay chơi đùa mà tự gây tổn thương cho mình thì người lớn phải biết được hoàn cảnh đó để tránh và dạy trẻ cách tự bảo vệ.

Ở Nhật Bản, giáo viên sẽ chủ động giải thích và báo cáo với phụ huynh khi trẻ bị ngã, bị bạn cắn hay bị gì đó ở trường. Giáo viên chủ động báo cáo chứ không phải che giấu phụ huynh, khi báo cáo họ sẽ trình bày lí do cụ thể tại sao như vậy. Bởi đôi khi trẻ cắn nhau, tranh giành nhau đồ chơi cũng là một cách trẻ đang dần học cách giao tiếp với người khác, tương tác với môi trường.

Trẻ sẽ học được nhiều kinh nghiệm chính từ những xung đột với bạn bè. Vì thế, nếu trẻ có cắn nhau tím bầm hay xây xước nhỏ cũng không phải là vấn đề đáng phải trách móc, nếu giáo viên hoàn toàn nắm được, quan sát và kiểm soát được điều đó", bà Phi Hoa phân tích.

Theo nhà sáng lập hệ thống trường Mầm non HanaHome, để có một môi trường để hai bên cùng chăm nuôi trẻ, phía phụ huynh cần phải tin tưởng vào các cô giáo. Đầu tiên phải có thiện ý với các cô đã, không nên mặc định có suy nghĩ cô có thể sẽ lôi con mình vào góc không có camera để bạo hành thì rất khó.

IMG_0067

Trẻ cần được giáo dục bằng tình yêu thương và sự tin tưởng của cả giáo viên và phụ huynh. Ảnh: Đình Tuệ.

Bà Hoa lấy dẫn chứng, ở  mầm non HanaHome, giáo viên sẽ hướng dẫn phụ huynh về triết lí giáo dục và hướng dẫn phụ huynh về cách thức giáo tiếp với trẻ và xử lí tình huống trong quá trình học. Cứ 3 tháng sẽ họp phụ huynh một lần để thông báo cho cha mẹ biết tình hình phát triển của trẻ trong 3 tháng đó ra sao. Phụ huynh cần phải làm gì trong 3 tháng tiếp theo.

Ví dụ, trong 3 tháng tới trẻ sắp mọc răng thì nên cho các cháu chơi trò chơi gì, ăn uống thức ăn như thế nào cho phù hợp? Khi bé biết nói rồi, lúc đi chơi thì nên chỉ trỏ hay nói câu chuyện ra sao để trẻ tăng cường khả năng ngôn ngữ... 

Bên cạnh đó, bà Phi Hoa cũng cho rằng, để có thể dạy trẻ theo phương pháp Nhật Bản thì không có nghĩa là sẽ 'bê nguyên' những thứ từ Nhật Bản về mà phải chọn lọc tinh tế. Bởi giáo dục Nhật Bản cũng có những yêu cầu và cách làm không phù hợp để áp dụng tại Việt Nam.

Ví dụ, ở Nhật Bản tiêu chuẩn phát triển cơ bản là bé từ 12 -15 tháng tuổi có thể tự ăn được 60% số thức ăn của mình bằng cách bốc thức ăn bằng tay. Các cô giáo sẽ xúc cho bé những gì trẻ không thể tự bốc. Nhiều trẻ 2 tuổi đã có thể tự xúc thức ăn cho mình với chỉ một chút rơi vãi. Trẻ 3 tuổi đã có ý thức trách nhiệm như biết nhặt mũ cho bạn khi rơi, biết thứ tự trước sau, khi nào đến lượt mình chứ không chen lấn.

IMG_0017

Tuy nhiên, sẽ không thể bê nguyên 'một chương trình chuẩn Nhật Bản 100%' về Việt Nam để dạy cho trẻ mà phải điều chỉnh cho phù hợp với văn hóa của Việt Nam và việc ứng xử của bố mẹ, ông bà với trẻ Việt Nam. Nếu bây giờ cứ cứng nhắc yêu cầu trẻ sau 1 tuổi có thể tự bốc thức ăn thì rất khó. 

"Ở Mầm non HanaHome, phụ huynh có thể yên tâm rằng các cô sẽ thực sự như một người bạn lớn yêu trẻ thật tâm, và trẻ được rèn luyện tinh thần tự lập, tự tôn, tự tìm tòi sáng tạo và tự hòa đồng theo tinh thần Nhật Bản nhưng thật phù hợp với thực tế Việt Nam", bà Hoa chia sẻ thêm.

chọn
Người trẻ 9X cần 26 năm thu nhập để mua căn hộ 3 tỷ đồng
Thống kê của batdongsan.com.vn, năm 2024, một cá nhân 9x cần khoảng 26 năm thu nhập để mua căn hộ trên với giá 3 tỷ đồng, trong điều kiện lãi suất huy động là 4,5%.