Làm gì để bảo vệ trẻ khỏi bạo lực học đường và xâm hại nơi công cộng?

Câu chuyện đau lòng của nữ sinh bị 5 bạn cùng lớp lột đồ, đánh đập đến nhập viện hay một đứa trẻ bị xâm hại trong thang máy đã một lần nữa dấy lên tình trạng bạo lực học đường cũng như "yêu rây xanh". Đã đến lúc cha mẹ cần nghiêm túc trang bị cho con những kiến thức để bảo vệ bản thân, ngay cả ở nơi an toàn nhất là trường học.

Hãy dạy trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân

Bạo lực học đường hiện nay không chỉ dừng lại ở những trò chơi khăm, chơi xấu hay tẩy chay bạn bè. Những hành vi bạo hành đã tổn hại đến tinh thần và cơ thể nạn nhân đến mức đủ để truy tố trách nhiệm hình sự nếu người gây ra trên 16 tuổi.

Càng nhiều tin tức về những vụ nữ sinh đánh nhau ở trường học, phụ huynh lại càng lo lắng cho sự an toàn của con em mình. Mặt khác, việc dạy trẻ cách đối phó khôn khéo với các thành phần bắt nạt lại vô cùng khó khăn.

Làm gì để bảo vệ trẻ khỏi bạo lực học đường và xâm hại nơi công cộng? - Ảnh 1.

Trước hàng loạt vụ bạo lực học đường, trường học không còn là nơi an toàn tuyệt đối cho con trẻ. (Nguồn: Người Lao Động)

Trong một vài trường hợp, trẻ bị bắt nạt không nên trực tiếp phản pháo lại đối tượng bạo hành mình, đặc biệt khi chúng đi theo nhóm và mang theo các vật cứng, nhọn. Tuy nhiên, việc im lặng chịu trận và "vờ như không sao" cũng không chứng minh được hiệu quả hay thậm chí còn làm tình hình tệ hơn.

Hiện nay, vẫn chưa có biện pháp để chấm dứt hoàn toàn bạo lực học đường. Tuy nhiên, các chuyên gia giáo dục và tâm lí học đã tìm ra một số biện pháp để cha mẹ có thể bảo vệ con mình, nuôi dưỡng chúng thành những người "không thể bị bắt nạt".

Lời khuyên của các chuyên gia tâm lí dành cho cha mẹ

Theo các nhà tâm lí, cha mẹ nên chủ động trang bị cho con những kiến thức và kĩ năng để tránh trở thành đối tượng bị bắt nạt qua 6 cách sau:

Khuyến khích trẻ tìm kiếm sự giúp đỡ

Chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực bạo lực học đường Stan Davis cho rằng việc tìm kiếm sự giúp đỡ của những người xung quanh sẽ có ích cho trẻ em bị bắt nạn hơn hẳn việc nói chuyện thẳng thắn với kẻ bắt nạt.

Làm gì để bảo vệ trẻ khỏi bạo lực học đường và xâm hại nơi công cộng? - Ảnh 2.

Việc thẳng thắn chia sẻ chuyện bị bắt nạt sẽ giúp ích cho nạn nhân các vụ bạo hành học đường hơn. (Nguồn: CNN)

Theo đó, ông khuyến khích cha mẹ nên dạy con mình thẳng thắn chia sẻ vấn đề bị bắt nạt với mọi người xung quanh, bao gồm các thành viên trong gia đình, thầy cô ở trường và cả bạn bè.

Khi đứa trẻ không cảm thấy xấu hổ về việc bị bắt nạn và đứng lên yêu cầu mọi người bảo vệ công bằng cho bản thân, những kẻ bắt nạt sẽ cảm thấy sợ hãi và không dám gây sự nữa.

Có thần thái, phong cách tự tin hơn  

Theo tiến sĩ tâm lí về nuôi dạy trẻ em Michele Borba, những đứa trẻ có phong thái tự tin, mạnh mẽ sẽ ít trở thành nạn nhân của việc bắt nạn. Thậm chí, phong thái của một đứa trẻ có thể quyết định việc chúng có thành nạn nhân của bạo lực học đường hay không.

Tiến sĩ Borba cũng cho rằng cha mẹ nên rèn sự tự tin cho con của mình khi đứa trẻ lên 3 tuổi. Cụ thể hơn, đứa trẻ nên được khuyên nhìn thẳng vào mắt người đối diện khi giao tiếp. Thói quen này được hình thành khi lớn sẽ giúp đứa trẻ bình tĩnh đối diện với kẻ bắt nạt mình.

Làm gì để bảo vệ trẻ khỏi bạo lực học đường và xâm hại nơi công cộng? - Ảnh 3.

Có một phong thái tự tin, hòa nhập sẽ làm giảm nguy cơ bị bắt nạt ở trẻ em hơn. (Nguồn: Pexels)

 Ngoài ra, phụ huynh cũng nên trang bị cho trẻ những sở thích hay năng khiếu khác để tăng cảm giác tự tin, khuyến khích con đặc biệt và yêu bản thân hơn.

Tạo mối quan hệ gắn kết giữa phụ huynh - học sinh  

Một nghiên cứu tại Mỹ đã chứng minh trẻ em xuất phát từ nền tảng gia đình tốt, phụ huynh và con cái quan tâm yêu thương lẫn nhau sẽ ít trở thành nạn nhân của bắt nạt cũng như trở thành kẻ bắt nạt.

Ở độ tuổi vị thành niên, trẻ em thường có xu hướng thích giữ bí mật riêng và hạn chế nói chuyện với cha mẹ để trở nên độc lập, trưởng thành. Chính vì vậy, cha mẹ càng cần phải cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình.

Việc bắt đầu bằng những câu hỏi mở như "Bữa trưa của con thế nào?", "Hôm nay con nói chuyện với ai?" có thể dẫn đến những câu hỏi sâu hơn như "Hôm nay ai làm con buồn?".

Hãy can thiệp nếu có thể  

>> Xem thêm: Thông tin mới nhất về sức khoẻ nữ sinh bị 'đánh hội đồng' ở Hưng Yên

>> Xem thêm: Nữ sinh lớp 9 nhập viện tâm thần sau khi bị bạn đánh hội đồng: Phản ứng stress cấp nguy hiểm tới mức nào?

Một trong những cách hiệu quả nhất để ngăn chặn bạo lực học đường là thẳng thắn đấu tranh bài trừ nó. Một thống kê đã ghi nhận tình trạng bạo lực học đường được giảm hẳn ở các trường học nơi học sinh và giáo viên được trang bị kiến thức về vấn đề này.

Hãy lên tiếng khi con bạn là nạn nhân của bạo lực học đường. Hãy làm mọi cách để giáo viên, nhà trường, các cơ quan giáo dục cấp quận, huyện nhìn nhận vấn đề này nghiêm túc và tạo ra môi trường an toàn, không bạo lực cho tất cả học sinh.

Soạn ra những kịch bản đối phó cho con bạn

Theo tiến sĩ Borba, cha mẹ có thể cùng con soạn trước các kịch bản để đối phó vỡi những kẻ bắt nạn. Những kẻ bắt nạn thường sẽ trở nên hung hãn và bạo lực hơn khi thấy nạn nhân của mình sợ sệt hay khóc lóc vì bị uy hiếp.

Vì vậy, bạn hãy tập cho con mình những câu nói dứt khoát, mạnh mẽ như "Tránh xa khỏi tôi!" hay cách thông báo cho mọi người xung quanh giúp đỡ khi đối mặt với bọn bắt nạt.

Nâng cao kĩ năng mềm ở trẻ

Hiện nay, bên cạnh kiến thức chuyên môn, rất nhiều trẻ em cần được trang bị ki năng mềm để có thể giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Làm gì để bảo vệ trẻ khỏi bạo lực học đường và xâm hại nơi công cộng? - Ảnh 4.

Các kỹ năng mềm được trang bị sau giờ học sẽ giúp các bạn trẻ có cuộc sống học đường lành mạnh hơn, an toàn hơn. (Nguồn: Mom Junction)

Theo chuyên gia Davis, ba kĩ năng quan trọng nhất mà cha mẹ cần trang bị cho con mình là kỹ năng làm chủ bản thân khi căng thẳng, khả năng nhìn vấn đề đa dạng, nhiều chiều và khả năng tìm đúng người, đúng thời điểm để nhận giúp đỡ.

Bên cạnh đó, cha mẹ nên dạy cho trẻ cách nhận thức bản thân, những điểm mạnh, điểm yếu để chúng thành công hơn trong giao tiếp và các mối quan hệ.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.