Nữ sinh lớp 9 nhập viện tâm thần sau khi bị bạn đánh hội đồng: Phản ứng stress cấp nguy hiểm tới mức nào?

Nữ sinh lớp 9 bị bạn đánh hội đồng bị phản ứng stress cấp, đây là một phản ứng tâm lí tiêu cực, ở giai đoạn báo động bệnh nhân có thể tử vong.


Nữ sinh lớp 9 bị bạn đánh hội đồng bị stress cấp

BS.Nguyễn Văn Tình, Giám đốc Bệnh viện Tâm - Thần kinh Hưng Yên cho biết, khi nữ sinh H.Y. - nữ sinh bị đánh hội đồng ở Hưng Yên được đưa đến bệnh viện các bác sĩ đã thăm khám và ghi nhận các biểu hiện của bệnh nhân, các bác sĩ kết luận cháu H.Y. bị phản ứng stress cấp.

Bệnh nhân được áp dụng phương pháp điều trị nâng cao thể trạng, kết hợp dùng thuốc, tâm lí trị liệu và sau 4 ngày điều trị sức khỏe của cháu H.Y đã có sự cải thiện rõ rệt về tư duy và nhận thức, cháu ăn ngủ tốt, tiếp xúc và nói chuyện tốt.

"Hiện sau 4 ngày tại bệnh viện, sức khỏe của cháu H.Y. đã ổn định. Dự kiến khoảng 2 ngày nữa cháu sẽ được xuất viện", bác sĩ Tình thông tin.

Bị stress cấp như nữ sinh lớp 9 bị bạn đánh hội đồng nguy hiểm thế nào?

Phản ứng stress cấp là những rối loạn nặng nề nhưng tạm thời (thường biến mất trong vài giờ đến vài ngày), xảy ra sau một chấn thương cơ thể hoặc tâm lí rất mạnh.

Nữ sinh lớp 9 nhập viện tâm thần sau khi bị bạn đánh hội đồng: Phản ứng stress cấp nguy hiểm tới mức nào? - Ảnh 1.

Nữ sinh lớp 9 ở Hưng Yên bị stress cấp phải nhập viện tâm thần sau khi bị bạn 'đánh hội đồng' giữa lớp. (Ảnh: TTXVN)

Theo thông tin VnExpress đăng tải, nguyên nhân gây ra hiện tượng stress cấp rất khác nhau, song phản ứng của cơ thể đối với chúng lại giống nhau và diễn ra theo 3 giai đoạn.

Ở giai đoạn báo động, các hoạt động tâm lí được tăng cường, đặc biệt là quá trình tập trung chú ý, ghi nhớ và tư duy. Các chức năng sinh lí của cơ thể, đặc biệt hệ giao cảm tăng hoạt động, làm tăng huyết áp, nhịp tim, nhịp thở và trương lực cơ bắp... khi cá thể tiếp xúc với các yếu tố gây stress.

Giai đoạn này xảy ra nhanh, từ vài phút đến vài giờ, vài ngày... Bệnh nhân có thể bị chết trong giai đoạn này nếu yếu tố gây stress quá mạnh, quá phức tạp. Nếu vượt qua được, các phản ứng ban đầu chuyển sang giai đoạn thích nghi.

Ở giai đoạn thích nghi, sức đề kháng của cơ thể tăng lên, con người có thể làm chủ tình huống stress (nên còn được gọi là giai đoạn chống đỡ).

Nếu khả năng thích ứng cao, các chức năng tâm sinh lí của cơ thể được phục hồi. Ngược lại, quá trình phục hồi sẽ không xảy ra và cơ thể chuyển sang giai đoạn kiệt quệ.

Ở giai đoạn kiệt quệ, phản ứng stress trở thành bệnh lí khi tình huống stress bất ngờ, dữ dội hoặc quen thuộc nhưng lặp đi lặp lại, vượt quá khả năng dàn xếp của cơ thể. Trong giai đoạn này, các biến đổi tâm sinh lí tập trung ở giai đoạn báo động xuất hiện trở lại, hoặc cấp tính và tạm thời, hoặc nhẹ hơn và kéo dài.

Nữ sinh lớp 9 nhập viện tâm thần sau khi bị bạn đánh hội đồng: Phản ứng stress cấp nguy hiểm tới mức nào? - Ảnh 2.

Ở giai đoạn báo động, bệnh nhân bị stress cấp có thể tử vong. (Ảnh: Healthplus)

Về lâm sàng, phản ứng stress cấp làm người bệnh hưng phấn quá mức cả về tâm lí lẫn cơ thể, với các biểu hiện: Tăng trương lực cơ làm cho nét mặt căng thẳng, cử chỉ cứng nhắc, có các cảm giác đau bên trong cơ thể; rối loạn thần kinh thực vật như nhịp tim nhanh, có cơn đau vùng trước tim, huyết áp tăng, khó thở, ngất xỉu, vã mồ hôi, nhức đầu, đau nhiều nơi, nhất là đau các cơ bắp.

Bệnh nhân bị tăng cảm giác (giảm ngưỡng kích thích của các giác quan), nhất là thính giác, làm cho tiếng động bình thường trở nên khó chịu.

Họ cũng có biểu hiện rối loạn hoạt động trí tuệ, dễ nổi cáu, bất an, kích động, rối loạn hành vi và khó khăn khi giao tiếp với người khác; lo âu, sợ hãi, mơ hồ, trầm cảm, ý thức thu hẹp.

Có khi sau stress, bệnh nhân trở nên bất động (sững sờ), mất phương hướng, không hiểu chuyện gì xảy ra, tiếp đến có thể kích động, bỏ chạy. Thời gian tiến triển nhanh từ vài giờ đến vài ngày, sau đó các biểu hiện mờ nhạt đi tùy theo tính chất và tiến triển của stress.

Sự có mặt của người khác làm bệnh nhân yên tâm và khuây khỏa, hồi phục nhanh hơn.

Điều trị stress cấp thế nào?

Trong điều trị phản ứng stress cấp, cần dùng liệu pháp tâm lí để giúp người bệnh thể hiện cảm xúc, hiểu và giải quyết đúng vấn đề. Về thuốc, chỉ nên dùng benzodiazepin một giai đoạn ngắn để tránh nguy cơ phụ thuộc; uống vitamin.

>> Xem thêm: Thông tin mới nhất về sức khoẻ nữ sinh bị 'đánh hội đồng' ở Hưng Yên

>> Xem thêm: Vụ nữ sinh lớp 9 bị bạn đánh hội đồng, lột quần áo trong lớp học: ‘Gia đình sẽ theo đến cùng vụ việc’

Liệu pháp tâm lí đóng vai trò quyết định trong điều trị phản ứng stress cấp. Bệnh nhân cần được đưa ra khỏi môi trường gây chấn thương tâm lí càng sớm càng tốt. Khi thoát ra khỏi môi trường gây chấn thương tâm lí thì hầu hết bệnh nhân dần trở về trạng thái tâm lí bình thường. Tình trạng lo âu, hốt hoảng, phân li sẽ giảm đi.

Nhân viên y tế hoặc các thành viên trong gia đình cần giữ vững tình trạng tâm lí cho bệnh nhân. Động viên an ủi bệnh nhân để bệnh nhân nhận thấy rằng nguy hiểm đã qua, giúp họ thư giãn, hướng dẫn cách tập thở chậm rãi để giảm bớt các triệu chứng khó chịu về cơ thể.

Tránh gợi lại các khía cạnh của chấn thương tâm lí một cách bừa bãi để bệnh nhân không phải sống lại các ký ức đau buồn của chấn thương tâm lí.

Đặc biệt, để giảm bớt những yếu tố tiêu cực do stress, mỗi người cần xây dựng cho mình lối sống vui vẻ, thoải mái, lao động và nghỉ ngơi hợp lí; tránh áp lực quá nặng về tâm lí, công việc...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.