Bạo lực học đường, dâm ô trẻ em liên tiếp xảy ra: Làm gì để ngăn chặn?

Những vụ bạo lực học đường, dâm ô trẻ em liên tiếp xảy ra thời gian gần đây khiến nhiều người đặt câu hỏi rằng, làm sao để ngăn chặn?


Mới đây, tại Trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TP HCM), hơn 2.000 học sinh đã tham gia tọa đàm với chủ đề "Bạo lực học đường, dâm ô trẻ em - Chống được không?". 

Tại buổi chia sẻ, hàng loạt câu hỏi của học sinh về qui định của pháp luật xử lí các hành vi bạo lực và dâm ô trẻ em, độ tuổi phải chịu trách nhiệm xử lí hành sự, một số kĩ năng tự vệ và phòng chống xâm hại tình dục được các chuyên gia giải đáp chặt chẽ.

Trao đổi tại buổi tọa đàm, đề cập đến vụ việc người đàn ông sàm sỡ với bé gái trong thang máy tại chung cư Galaxy 9 (quận 4, TP HCM), Thiếu tá, TS. Lê Hoàng Việt Lâm, giảng viên ĐH An ninh nhân dân cho rằng, trẻ em là nhóm yếu thế trong xã hội. Trẻ không có khả năng chống cự khi bị xâm hại, chưa có đủ nhận thức ranh giới giữa 'yêu thương' và 'xâm hại', giữa 'cưng nựng' với 'dâm ô'…

Bạo lực học đường, dâm ô trẻ em liên tiếp xảy ra: Làm gì để ngăn chặn? - Ảnh 1.

Thiếu tá, TS. Lê Hoàng Việt Lâm, giảng viên ĐH An ninh nhân dân, chia sẻ với các học sinh trường THPT Nguyễn Du.

Lí giải nguyên nhân của tình trạng bạo lực học đường và xâm hại tình dục tuy không mới nhưng lại trở nên nóng và bức xúc như hiện nay, ông Lâm cho rằng: "Vấn đề mấu chốt nằm ở nhận thức, giá trị sống và sự tuân thủ pháp luật của người vi phạm. Thực tế, ngay cả người hiểu rõ luật pháp vẫn có hành vi xâm hại, gây tổn thương đến người khác

Trẻ em đang thiếu sự trang bị những kiến thức, bài học đạo đức, nhân cách bên cạnh kĩ năng phòng tránh xâm hại tình dục của trẻ.

Bên cạnh đó, còn có sự tác động của phim ảnh, game, hay các chương trình giải trí không phù hợp với độ tuổi; công tác tác tuyên truyền của các cơ quan chức năng còn yếu và thiếu dẫn đến bạo lực học đường gia tăng".

Trước những vụ bạo hành diễn ra thời gian gần đây như việc nữ sinh lớp 9 bị đánh hội đồng Hưng Yên hay Quảng Ninh, ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du cho biết, để ngăn chặn bạo lực học đường và nạn dâm ô trẻ em, cần nâng cao vai trò của Đoàn thanh niên trong các cơ sở giáo dục.

Đơn cử như tại Trường THPT Nguyễn Du, ông Phú cho biết: "Trường thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh, bổ ích, thu hút nhiều học sinh tham gia để tạo cho các em môi trường tâm lí thoải mái khi đến trường.

Chúng tôi quan điểm không tuyên truyền yêu cầu các em không được bạo lực, mà là xây một sân chơi, môi trường học đường quí mến, thương yêu, tôn trọng nhau thông qua các hoạt động tập thể, các câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa. Từ đó, chính những hoạt động này giúp kết nối các em đoàn kết, chia sẻ, yêu thương, tự khẳng định mình đẩy lùi những xung đột.

Ngoài ra, trường tổ chức phòng tư vấn tâm lí, đầu tư đội ngũ giáo viên giảng dạy kĩ năng sống giúp học sinh có thêm kênh hỗ trợ và chia sẻ khi gặp khó khăn. Hình thức hoạt động là các em học sinh chia sẻ qua tin nhắn, tương tác trực tiếp với đội ngũ hỗ trợ và phản hồi thông tin kịp thời đến từng trường hợp".

IMG_9148
IMG_9148
IMG_9136
IMG_9136
IMG_9133
IMG_9133
IMG_9116
IMG_9116

Hơn 2.000 học sinh đã tham gia tọa đàm với chủ đề "Bạo lực học đường, dâm ô trẻ em - Chống được không?".

Trao đổi với các em học sinh tại buổi tọa đàm, ThS. Phạm Anh Thắng, Trưởng văn phòng đại diện Bộ LĐTB&XH tại TP HCM bày tỏ sự băn khoăn khi: 

"Về việc hành lang pháp lí bảo vệ trẻ em hiện nay của nước ta tương đối đồng bộ và đầy đủ, từ Chính phủ đến các bộ - ngành đều quan tâm chỉ đạo bảo vệ trẻ em nhưng chính trong các em, những đối tượng được bảo vệ, lại chưa hiểu đúng và đủ về quyền và trách nhiệm của mình.

Cụ thể, trong trường học có bao nhiêu học sinh hiểu biết về Luật trẻ em? Các em có biết mình có những quyền gì, điều luật gì bảo vệ… Từ đó, nhà trường và các cơ quan truyền thông cần tăng cường hơn nữa công tác tuyển truyền, đặc biệt là kiến thức pháp luật", ông Thắng kiến nghị.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.