Nguyên Viện phó VKS Đà Nẵng sàm sỡ bé gái trong thang máy bị 'bêu tên' trên Wikipedia

Không chỉ lập hẳn thông tin trên bách khoa toàn thư Wikipedia, nhiều cư dân mạng vẫn tiếp tục đăng tải những bức hình, dòng chia sẻ trạng thái lên tiếng sau vụ việc ông Nguyễn Hữu Linh sàm sỡ bé gái trong thang máy khiến dư luận bức xúc.
Nguyên Viện phó VKS Đà Nẵng sàm sỡ bé gái trong thang máy bị bêu tên trên Wikipedia - Ảnh 1.

16 ngày sau vụ việc ông Nguyễn Hữu Linh sàm sỡ bé gái trong thang máy

Vụ việc xảy ra vào chiều 2/4, khi camera an ninh trong thang máy ghi lại cảnh một người đàn ông có hành vi lao vào ôm hôn bé gái tại một chung cư ở Sài Gòn. 

Trước cách cư xử của người đàn ông này, bé gái bước vội đến đứng trước cửa thang máy. Tuy nhiên, người này vẫn cố tình kéo bé gái về phía mình. Ngay khi cánh cửa thang máy mở, bé gái chạy nhanh ra ngoài, hoảng sợ đến suýt té ngã.

Ngay sau đó, thông tin về người đàn ông này nhanh chóng được xác nhận. Ông Nguyễn Hữu Linh (SN 1958, ngụ TP Đà Nẵng), nguyên Phó Viện trưởng VKS Đà Nẵng (nghỉ hưu từ tháng 6/2018) và có con sống tại chung cư xảy ra sự việc.

Khi làm việc tại cơ quan điều tra, ông Linh thừa nhận mình chính là người trong clip và chỉ "nựng" cháu bé chứ không có ý đồ nào khác.

Suốt thời gian từ lúc diễn ra vụ việc đến nay đã tròn 16 ngày, dư luận vẫn đang chờ đợi một kết quả điều tra và quyết định chính thức có khởi tố ông Nguyễn Hữu Linh hay không?

Nguyên Viện phó VKS Đà Nẵng sàm sỡ bé gái trong thang máy bị bêu tên trên Wikipedia - Ảnh 2.

(Ảnh: Infornet)

'Cơn thịnh nộ' của cư dân mạng với người đàn ông sàm sỡ bé gái trong thang máy

Không thể phủ nhận, sau vụ việc này cư dân mạng lại bị cuốn theo hàng loạt những thông tin mới hơn, thế nhưng chưa khi nào và chưa bao giờ "cơn thịnh nộ" trong lòng cư dân mạng có thể dễ dàng nguôi ngoai.

Bằng chứng là cư dân mạng còn lập hẳn thông tin chi tiết trên bách khoa toàn thư Wikipedia để sự việc không bị "chìm xuồng". 

Nguyên Viện phó VKS Đà Nẵng sàm sỡ bé gái trong thang máy bị bêu tên trên Wikipedia - Ảnh 3.

Thông tin về người đàn ông sàm sỡ bé gái trong thang máy trên trang Wikipedia.



Không chỉ chia sẻ thông tin của người đàn ông có hành vi không đúng mực với bé gái trong thang máy trên trang bách khoa toàn thư Wikipedia, cư dân mạng còn không để vụ việc "chìm xuồng" bằng cách liên tục chia sẻ bài viết về người đàn ông này. 

Nguyên Viện phó VKS Đà Nẵng sàm sỡ bé gái trong thang máy bị bêu tên trên Wikipedia - Ảnh 4.

Hàng loạt những bài viết được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội với mục đích duy nhất không để vụ việc bị chìm vào quên lãng.

Nguyên Viện phó VKS Đà Nẵng sàm sỡ bé gái trong thang máy bị bêu tên trên Wikipedia - Ảnh 5.

Có rất nhiều bài viết, hình ảnh được cư dân mạng "chế" và chia sẻ vào những trang diễn đàn trên mạng xã hội.

Nguyên Viện phó VKS Đà Nẵng sàm sỡ bé gái trong thang máy bị bêu tên trên Wikipedia - Ảnh 6.

Nguyên Viện phó VKS Đà Nẵng sàm sỡ bé gái trong thang máy bị bêu tên trên Wikipedia - Ảnh 7.

Nguyên Viện phó VKS Đà Nẵng sàm sỡ bé gái trong thang máy bị bêu tên trên Wikipedia - Ảnh 8.

Trong khi chờ các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ và có những hình thức xử lí thích đáng với ông Nguyễn Hữu Linh, cư dân tại chung cư Galaxy 9, TP HCM cũng đã rủ nhau in áo với những dòng chữ phản đối hành vi lạm dụng tình dục: "Yêu cầu các nhà lập pháp hành động để bảo vệ trẻ em khỏi lạm dụng tình dục", "Lạm dụng tình dục là tội ác", "Cùng lên tiếng để bảo vệ bé gái".

Nguyên Viện phó VKS Đà Nẵng sàm sỡ bé gái trong thang máy bị bêu tên trên Wikipedia - Ảnh 9.

Cựu người mẫu Trang Trần là người có ý tưởng thiết kế áo với dòng chữ phản đối hành vi sàm sỡ, lạm dụng tình dục (Ảnh: Xuân Phương)

Xem thêm: Dâm ô trẻ em trong thang máy: Cần khởi tố vụ án để điều tra

Xem thêm:  Nữ sinh bị ghì hôn trong thang máy tại Hà Nội nói về vụ bé gái 7 tuổi bị sàm sỡ ở TP HCM

Trên mạng xã hội, nhiều người thậm chí còn đổi ảnh bìa FB, thường xuyên cập nhật lại vụ việc ông Nguyễn Hữu Linh sàm sỡ bé gái trong thang máy kèm dòng chú thích: "Chúng tôi không quên".


chọn
Toàn cảnh vị trí dự kiến xây cầu vượt sông Luộc nối Hải Dương - Thái Bình
Một cầu vượt sông Luộc dự kiến được xây dựng kết nối huyện Thanh Miện, Hải Dương và huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình.