Tags

Kế hoạch sử dụng đất tỉnh Bắc Giang

Tìm theo ngày
Thông tin kế hoạch sử dụng đất tỉnh Bắc Giang mới nhất

Thông tin kế hoạch sử dụng đất tỉnh Bắc Giang mới nhất

Cập nhật những thông tin liên quan đến kế hoạch sử dụng đất tỉnh Bắc Giang với đầy đủ các nội dung về việc thu hồi đất nhằm mục đích thực hiện các dự án trọng điểm tại 1 thành phố và 9 huyện với 209 đơn vị hành chính cấp xã.

Trong năm nay, các quận và huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang dự kiến sẽ thu hồi đất để thực hiện các dự án trọng điểm. Các khu đất này sẽ được được đưa vào kế hoạch sử dụng đất, tức sắp được thu hồi, chuyển đổi mục đích để thực hiện dự án tại các 10 phường, 17 thị trấn và 182 xã.

Kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành các Quyết định phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của các huyện: Tân Yên, Yên Dũng, Yên Thế và Lục Ngạn. Cụ thể, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Tân Yên là 20.830,64 ha. Trong đó, đất nông nghiệp 14.991,14 ha, đất phi nông nghiệp 5.766,31 ha, đất chưa sử dụng 73,19 ha.

- Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Yên Dũng là 19.173,83 ha. Trong đó, đất nông nghiệp 10.814,78 ha, đất phi nông nghiệp 8.313,17 ha; đất chưa sử dụng 45,88 ha.

- Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Yên Thế là 30.643,67 ha. Trong đó, đất nông nghiệp 25.073,85 ha, đất phi nông nghiệp 5.529,82 ha, đất chưa sử dụng 40 ha.

- Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Lục Ngạn là 103.251,37 ha. Trong đó, đất nông nghiệp 74.836,29 ha, đất phi nông nghiệp 26.019,83 ha, đất chưa sử dụng 2.395,25 ha.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện: Tân Yên, Yên Dũng, Yên Thế, Lục Ngạn có trách nhiệm công bố công khai kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của địa phương. Tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất đã được UBND tỉnh phê duyệt; thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai; tổng hợp báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường.

Đối với việc chuyển mục đích nông nghiệp sang phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân mà không phải là chuyển đất vườn ao trong cùng thửa đất có nhà ở sang đất ở hoặc phục vụ mục đích tái định cư hoặc thực hiện dự án đầu tư thì UBND huyện phải báo cáo, xin ý kiến cụ thể Sở Tài nguyên và Môi trường trước khi chuyển mục đích sử dụng đất.

Sở Tài Nguyên và Môi trường có trách nhiệm lưu trữ đầy đủ hồ sơ kế hoạch sử dụng đất (bao gồm thuyết minh báo cáo, bản đồ, hồ sơ thẩm định); thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát UBND các huyện: Tân Yên, Yên Dũng, Yên Thế, Lục Ngạn trong thực hiện kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

Những điều cần biết về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại tỉnh Bắc Giang

Theo quy định tại Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 thì:

- Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.


- Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất.

Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải theo các tiêu chỉ sau:

- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

- Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã.

- Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.

- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

- Dân chủ và công khai.

- Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.

- Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.

Dựa trên các căn cứ trên, cơ quan có thẩm quyền lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.