Chăm sóc răng miệng cho bé, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gần như chưa được các mẹ quan tâm đúng mức. Đa phần các mẹ cho rằng răng của bé là răng sữa, đến 6 tuổi lại thay răng mới nên không nhất thiết phải quá quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên, đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm bởi thói quen chăm sóc răng miệng nên được hình thành từ khi bé còn đỏ hỏn, có thế mới tạo được nền tảng vững chắc cho một hàm răng bóng, chắc khỏe sau này.
Làm sạch miệng trẻ sau khi bú sữa
Dù sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng rất lớn nhưng đây sẽ là nơi để vi khuẩn dễ sinh sôi nhất. Sau khi cho con bú, mẹ Nhật luôn vệ sinh răng miệng cho trẻ, nhất là trước khi cho trẻ đi ngủ. Vì vậy cha mẹ đừng chủ quan con còn nhỏ mà bỏ qua bước vệ sinh răng miệng
Mẹ Nhật hiểu việc bảo vệ răng miệng cho trẻ phải được thực hiện ngay từ nhỏ, vì có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ răng của trẻ khi lớn lên. Chú ý đến răng miệng của trẻ càng sớm sẽ càng có lợi cho trẻ sau này
Và nếu răng trẻ bị hư khi nhỏ thì vi khuẩn sẽ vẫn có thể khiến răng của trẻ sau này cũng dễ bị hư. Vì vậy, cha mẹ phải luôn xem xét răng miệng của trẻ thường xuyên để ngăn chặn sâu răng kịp thời.
Một điều chắc chắn là răng sữa sẽ không tồn tại mãi, tuy nhiên nó có tầm quan trọng như răng vĩnh viễn sẽ mọc sau này. Răng sữa sẽ giữ không gian mà răng vĩnh viễn cần để có thể mọc đúng vị trí, đồng thời cũng giúp trẻ có thể nói và ăn. Vì thế, việc giữ vệ sinh răng sữa là rất cần thiết.
Khi mới tập đánh răng, trẻ sẽ chưa thể thực hiện đúng. Trẻ chỉ mới biết làm sơ sài, qua loa nhưng từ từ sẽ biết cách đánh răng đúng hơn. Do đó, cha mẹ cần giúp con có thói quen đánh răng ngay từ rất sớm.
Cần dạy cho trẻ thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách ngay từ khi còn bé. Ảnh: News. |
Cho trẻ uống nước sau khi ăn
Hầu hết các loại thực phẩm cho trẻ nhỏ đều dễ dàng rửa sạch chỉ với một ly nước uống sau bữa ăn. Do đó, mẹ cần tập cho con thói quen uống cốc nước tráng miệng sau ăn để giúp bé làm sạch răng dễ dàng. Mẹ có thể sẽ không cần phải sử dụng bàn chải để làm sạch răng của bé cho đến khi bé biết ăn dặm (và có đủ số răng cần thiết).
Tuy nhiên, mẹ vẫn nên nhẹ nhàng làm sạch răng các bé với bàn chải đánh răng và nước súc miệng nếu bé đã ăn những loại đồ ăn gây mảng bám hay đồ ăn nhiều đường.
Các bước tập cho trẻ đánh răng
- Cùng con lựa chọn những chiếc bàn chải xinh xắn mà bé thích.
- Làm mẫu và giải thích cho trẻ hiểu đánh răng không hề gây đau mà giúp răng sạch sẽ và thơm tho hơn, để có nụ cười thật xinh khi chụp hình.
- Mua những loại kem đánh răng có mùi vị trẻ yêu thích để không có cảm giác cay và sợ kem đánh răng.
- Cho trẻ xem những băng hình có cảnh các bạn cùng trang lứa khác đang đánh răng để bắt chước.
- Chọn mua ở các nhà sách hoặc trung tâm nha khoa những bức hình về răng miệng để giúp trẻ tìm hiểu thế nào là răng sâu, răng hỏng, thế nào là đánh răng đúng cách...
Lên lịch kiểm tra nha khoa cho bé
Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng trẻ em cần được khám răng lần đầu tiên khi bé 1 tuổi, nhưng hầu hết các bác sĩ nhi khoa đều đồng ý rằng, lần khám đầu tiên của bé có thể chờ cho đến khi bé 3 tuổi, miễn là mẹ có thể giúp bé chăm sóc tốt hàm răng ngay tại nhà.