Võ sư khuyên 'Hãy đưa hết những gì chúng muốn lấy’ khi gặp cướp có vũ khí

Khi gặp cướp, tâm lý chung của người bị nạn là lo sợ và hoảng loạn đặc biệt là phụ nữ. Tuy nhiên, bạn không nên rằng co với cướp, nếu gặp cướp có vũ khí tốt nhất đưa hết những gì chúng muốn. 
vo su khuyen ha y dua he t nhu ng gi chu ng muo n la y khi gap cuop co vu khi

TP HCM: Mẹ tử vong, con bị động thai vì nhóm cướp giật trên phố

Ngày 17/2, nguồn tin từ Công an quận Bình Tân cho biết đang tiến hành truy lùng nhóm cướp giật khiến hai mẹ con thương ...

vo su khuyen ha y dua he t nhu ng gi chu ng muo n la y khi gap cuop co vu khi
Võ sư Lê Hoàng Mai chỉ dạy kỹ năng phòng vệ cho các bạn nữ. Nguồn: VOH

Xin chào võ sư, như võ sư đã biết, tại TP HCM thời gian qua liên tiếp xảy ra các vụ cướp giật táo tợn gây mất an ninh trật tự và an toàn tính mạng người dân. Như mới đây, một vụ giật túi xách đã làm hai mẹ con thương vong (người mẹ tử vong, còn người con gái đang mang bầu bị động thai hiện phải điều trị tích cực). Là một võ sư, một người dạy về kỹ năng phòng vệ, theo ông cách gì để người dân hạn chế thương vong và mất tài sản khi bị giật đồ?

Võ sư Lê Hoàng Mai: Điều trước tiên là phải giữ bình tĩnh. Khi gặp cướp, tâm lý chung của người bị nạn là lo sợ và hoảng loạn đặc biệt là phụ nữ. Tuy nhiên nếu không may rơi vào trường hợp này bạn phải thực sự giữ bình tĩnh, bằng cách không phản kháng theo xu hướng cố chạy theo và giằng co với đối tượng. Bởi những đối tượng đi cướp giật thường là cùng đường, túng quẫn, có thể là phê đá nữa nên chúng rất hung hãn và không từ thủ đoạn. Khi bạn cố tình với tay theo để giằng co với chúng bạn sẽ rất dễ bị ngã nhào về phía trước và tai nạn có thể xảy đến.

Để giải quyết trường hợp này (với những người đi bộ), các bạn chỉ việc thu tay ôm chặt túi xách và ngồi xuống. Khi bạn bất ngờ ngồi xuống sẽ làm thay đổi trọng lực đột ngột khiến đối tượng cướp mất thăng bằng và có thể ngã té. Còn với những người đi xe máy tuyệt đối không cố giằng co làm mất thăng bằng và té ngay. Trong trường hợp người bị nạn đi xe máy, bạn nên thả lỏng cho chúng lấy đồ sau đó truy hô, bấm còi và phóng theo đối tượng. Truy hô sẽ đánh tiếng cho người đi đường hỗ trợ bạn chặn đường tên cướp. Đây là phương án khả dĩ bởi dù nếu không may mất tài sản nhưng bạn vẫn bảo vệ được sự an toàn cho mình và người ngồi trên xe.

Bên cạnh đó, trường hợp nghe điện thoại khi dừng xe ở lề đường, đang đi bộ, ngồi quán cóc vỉa hè… nên cầm điện thoại chặt, ngón trỏ gá vào phía trên cùng của điện thoại. Khi bị giật nạn nhân chỉ cần thả lỏng tay là có thể bảo vệ được tài sản.

Nhiều trường hợp, người dân bị cướp khống chế bằng vũ khí (dao, kim tiêm), những lúc này người dân nên làm gì?

Tôi khuyên chân thành một câu “bạn nên để cho chúng lấy những gì chúng muốn lấy” (cười). Thật ra nói thế không phải yên phận cho chúng muốn làm gì thì làm nhưng đối với những đối tượng có vũ khí trong tay bạn hoặc ngay cả tôi là người có “nghề” cũng khó có thể chống cự nhất là khi chúng có đông người. Bởi nếu chống cự sẽ xảy ra nhiều trường hợp không đáng có, có thể thắng thì ảnh hưởng an toàn cho đối tượng, thua thì mình rất có thể xảy ra tai nạn.

Để giải quyết trường hợp này người bị cướp phải thật sự bình tĩnh, suy nghĩ cách làm sao chạy thật nhanh ra khỏi vùng nguy hiểm rồi truy hô để người dân xung quanh cũng như các hiệp sĩ đường phố ứng cứu, khống chế đối tượng. Nhiều trường hợp người bị hại cậy mình có sức khỏe hay đã từng học võ và chống lại đối tượng cướp tuy nhiên không ít người đã không chống lại được mà còn mang tai nạn đến cho mình. Vậy nên tôi có lời khuyên tuyệt đối không chống cự với đối tượng có vũ khí trong tay khi mình vẫn còn đang trong vùng nguy hiểm.

vo su khuyen ha y dua he t nhu ng gi chu ng muo n la y khi gap cuop co vu khi
Ngồi xuống đột ngột là phương án khả dĩ khi gặp cướp. Nguồn: VOH

Với những phương pháp võ sư hướng dẫn tự vệ ở trên, người dân có cần tập luyện thường xuyên hay chỉ cần nhìn qua, ghi nhớ là có thể ứng dụng?

Các cụ xưa có câu “Văn ôn võ luyện”, khi đã học được mà không ôn luyện thì ắt sẽ quên, lúc không may gặp phải thì những kỹ năng mình đã từng học cũng quên mất không sử dụng được.

Nhưng đôi khi cũng có những phương pháp mà bạn đã từng xem qua sẽ áp dụng ngay được. Ví dụ như tôi đã từng dạy kỹ năng cầm điện thoại khi nghe, nếu bạn đã từng xe clip ấy chỉ cần áp dụng theo bằng cách đặt đốt ngón trỏ lên phía trên điện thoại, lúc đó điện thoại được ôm chặt trong lòng bàn tay thì cướp mấy cũng không thể giật được.

Theo ông, cách gì để phổ biến rộng hơn phương pháp phòng vệ khi bị cướp giật đến với cộng đồng?

Theo tôi, tự bản thân mỗi người phải tự tìm tòi các clip trên mạng để xem và tập luyện theo. Người trẻ thì có thể tới các Trung tâm văn hóa quận để xin học các lớp võ thuật tự vệ, vừa để rèn luyện sức khỏe vừa để bảo vệ cho chính bản thân mình khi rơi vào tình huống xấu.

Ngoài ra tôi nghĩ phổ biến các kỹ năng phòng vệ khi bị cướp giật bằng cách chiếu trên truyền hình để mọi người có thể vừa đề cao cảnh giác vừa có thể học được các kỹ năng mà không nhất thiết phải tới lớp.

Mới đây, có một trường hợp anh thanh niên cứu người gặp nạn đã bị gia đình nạn nhân lầm tưởng là người gây ra tai nạn nên đã bị đâm trọng thương. Với trường hợp này, theo ông cách gì để vẫn có thể giúp người lúc hoạn nạn và vẫn bảo vệ được bản thân khi gia đình người gặp nạn đang bấn loạn?

Câu hỏi này rất khó để trả lời kỹ càng, tuy nhiên tôi nghĩ thái độ của người cứu người bị nạn rất quan trọng. Theo tôi, khi gặp người bị nạn đặc biệt là tai nạn chúng ta nên nhấc máy hoặc huy động người dân xung quanh giúp đỡ gọi ngay đến các cơ quan chức năng gần nhất yêu cầu hỗ trợ sau đó mới cứu người.

Trong lúc cứu người phải hết sức bình tĩnh, không được rối, cứu người nhưng luôn phải giữ suy nghĩ tập trung, giữ khoảng cách với những người xung quanh nhất là với người nhà nạn nhân. Tâm lý của người nhà nạn nhân khi hay tin người thân mình gặp chuyện không hay thường bị kích động rất mạnh nên khi tiếp xúc với họ ta phải thật sự bình tĩnh trong cả lời nói và hành động để không bị hiểu nhầm dẫn đến phiền hà cho chính mình.

Tôi nghĩ rằng đây chỉ là một sự việc hy hữu, hiếm khi xảy ra, nên chúng ta khi gặp người bị nạn vẫn phải ra tay cứu người vì đó là việc làm thiêng liêng của mỗi chúng ta, thể hiện tấm lòng giữa con người với con người.

vo su khuyen ha y dua he t nhu ng gi chu ng muo n la y khi gap cuop co vu khi
Các trường hợp bị cướp giật thường do người dân sử dụng đồ dùng quá hớ hênh. Nguồn: VOH

Vậy ông có giúp người gặp nạn lần nào chưa và kết quả như thế nào?

Cũng đã vài lần tôi gặp tai nạn trên đường và dừng lại để giúp người bị nạn. Có lần tôi vứt xe của mình luôn trên đường rồi ôm người bị nạn lên taxi đưa tới bệnh viện, khi quay lại hiện trường thì người dân gần đó đã giữ giúp tôi cái xe. Vậy nên tôi nghĩ xã hội chúng ta vẫn còn nhiều người tốt lắm, đừng ngại cứu ai đó khi họ đang gặp nạn.

Cuối cùng ông có lời khuyên gì để người dân không là “miếng mồi ngon” của kẻ cướp?

Không có lời khuyên nào hữu ích bằng việc chính mọi người phải tự bảo quản đồ đạc cá nhân một cách có ý thức. Không chủ quan khi đi ra đường, túi xách nên đeo tréo qua vai và để trong lòng khi chạy xe. Đối với đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ tôi nghĩ không nên đeo những thứ quá quý giá trên người, nhất là tại các nơi công cộng, khi mình khoe bày ra cho bọn trộm biết chúng sẽ có thời gian, cơ hội và giật đồ của mình. Đối với điện thoại, khi nghe cần cầm chắc trong lòng bàn tay và phải giữ khoảng cách giữa mình và những người xung quanh vì bọn trộm cướp có thể giả thành người đi đường và đi sát bên mình.

Không chủ quan, không hớ hênh, không mang những thứ đắt tiền phô trương trên mình, cảnh giác với những người xung quanh. Ngoài ra chơi thể thao nhiều để rèn luyện sức khỏe, học các kỹ năng tự vệ và phải sống tích cực có ý thức.

Xin cám ơn võ sư.

chọn
5 điểm nổi bật trong quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030
Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh được quy hoạch lên thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025. Cùng điểm qua những điểm nổi bật về quy hoạch tỉnh này thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.