Muốn cải cách tiền lương, tăng lương cho cán bộ, công chức thì phải tinh giản biên chế để bộ máy bớt cồng kềnh và hoạt động hiệu quả hơn. Nhưng giảm ai bây giờ?
Cứ 5 cán bộ, công chức có 1 lãnh đạo cấp phó, có cơ quan 100% cán bộ là lãnh đạo, không có ai là chuyên viên. Theo Nghị quyết 39, mỗi năm phải tinh giản 70.000 người, sau 2 năm phải giảm 140.000 người, nhưng thực tế lại tăng 96.000 người - Trưởng Ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính nêu tại hội nghị toàn quốc học tập, quán triệt các nghị quyết TƯ 6 khóa 12 hôm qua.
Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa cho rằng việc sáp nhập các tỉnh có thể giúp giảm chi tiêu thường xuyên hàng nghìn tỉ đồng mỗi tỉnh. Nếu sáp nhập có thể giảm ít nhất 10 tỉnh, 3 bộ.
Trong khi nhiều địa phương còn lấn cấn với mô hình nhất thể hóa bí thư kiêm chủ tịch UBND thì từ năm 2014 Quảng Ninh đã mạnh mẽ thực hiện chủ trương này. Nhờ đó mỗi năm tỉnh tiết kiệm được hàng trăm tỷ đồng chi cho bộ máy.
Báo cáo giám sát của Quốc hội cho rằng dù nhiều bộ, ngành địa phương thừa lãnh đạo nhưng vẫn thiếu cấp phó... đi họp. Còn đại biểu Quốc hội đề nghị cần giảm ngay cấp phó.
Bộ Công Thương hiện đang tiến hành sắp xếp lại bộ máy, trong đó có việc giảm các đầu mối cục, vụ. Việc này có động đến các đối tượng “con ông cháu cha”, người có thế lực trong Bộ không?
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.