chiều cao cân nặng của trẻ từ 6 đến 12 tuổi
Bảng chiều cao cân nặng của bé từ 6 – 12 tuổi
Trẻ nhỏ thường có những thay đổi lớn qua các giai đoạn tăng trưởng khác nhau. Trong thời gian trưởng thành, các trẻ có thể đạt được chiều cao và cân nặng chuẩn nhưng cũng có thể giảm cân rất nhanh. Chính vì thế, bảng chiều cao cân nặng của bé từ 6 – 12 tuổi có thể giúp bạn đánh giá tổng quát được sự phát triển của bé.
Mỗi bé (từ giai đoạn sơ sinh cho đến khi trưởng thành) đều có các mốc phát triển khác nhau bởi chế độ ăn uống, gen di truyền hay chế độ luyện tập thể thao của mỗi trẻ một khác. Riêng về chế độ ăn, vào lứa tuổi khoảng 6 – 12 tuổi, các bậc cha mẹ không nên khuyến khích con ăn kiêng hay ăn quá nhiều dẫn đến thừa chất vì đây là giai đoạn cần nguồn dinh dưỡng thiết yếu để tăng trưởng về cân nặng và chiều cao của trẻ. Vì thế, nếu bé có tăng cân hay thấp cân so với bạn bè đồng trang lứa, đừng vội lo lắng.
Trong năm đầu đời của trẻ, trung bình trẻ sẽ tăng khoảng 1,8 kg mỗi tháng và tăng chiều cao trung bình khoảng 6,35 mm đến 12,7 mm một tháng (tùy vào cơ địa của từng bé). Nhìn chung, từ khi sơ sinh đến ngày sinh nhật đầu tiên, cân nặng của trẻ sẽ tăng gấp khoảng ba lần.
Khi trẻ lên 6 tuổi, quy tắc tăng về chiều cao, cân nặng đó không thể áp dụng được nữa mà sẽ tùy vào giới tính, gen di truyền hay các yếu tố khách quan như chế độ ăn uống, chế độ tập luyện của bé. WHO đã đưa ra bảng chiều cao cân nặng của bé từ 6 – 12 tuổi để các bậc cha mẹ có thể tham khảo.
Để đo chiều cao của bé, WHO cũng đã có hướng dẫn cụ thể: Dùng các loại thước đo chiều cao được đóng cố định vào tường hoặc thước rời. Khi đo, thước phải để cố định, thẳng và vuông góc với sàn nhà. Vạch số 0 phải sát sàn nhà.
Khi đo, bé đi chân không, đứng thẳng, quay lưng vào tường. Đồng thời, đầu, hai vai, mông, bắp chân, gót chân áp sát tường.
Khi đã có được chiều cao cùng cân nặng chuẩn của bé, cha mẹ hãy xem ngay bảng chiều cao cân nặng của bé từ 6 – 12 tuổi theo chuẩn WHO để có thể nắm được sự phát triển của con trẻ.