Tags

Quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc

Tìm theo ngày
Quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc mới nhất

Quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc mới nhất

Quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc sẽ cập nhật đầy đủ những nội dung liên quan đến các khu vực đất có thể được sử dụng để xây dựng các tuyến đường giao thông tại 2 thành phố và 7 huyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Thông tin quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc

Thông tin quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc sẽ cập nhật đầy đủ những nội dung liên quan đến các khu vực quy hoạch tại 2 thành phố và 7 huyện trên địa bàn tỉnh, cụ thể:

Gồm, 2 thành phố: Quy hoạch giao thông ở thành phố Vĩnh Yên và Phúc Yên.

Tại 7 huyện: Quy hoạch giao thông ở huyện Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Đảo, Tam Dương, Vĩnh Tường và Yên Lạc.

Bên cạnh đó, quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc cũng sẽ cung cấp những thông tin đáng chú ý sau đây:

- Hình ảnh tỉnh Vĩnh Phúc trên bản đồ Google vệ tinh.

- Bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc theo Đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025.

- Ký hiệu giao thông trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

Mục đích chính của quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc

Quy hoạch giao thông hay quy hoạch đất giao thông là vùng đất đã được khoanh vùng cho mục đích sử dụng là giao thông.

Cùng với lộ giới, quy hoạch đất giao thông tỉnh Vĩnh Phúc là một trong những vấn đề ít ai để ý nhưng nó thật sự quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người sở hữu đất. Do vậy, việc tìm hiểu và nắm bắt những quy định hiện hành liên quan đến quy hoạch đất giao thông là thật sự cần thiết đối với mỗi người dân, nhất là người dân ở các thành phố lớn của tỉnh Vĩnh Phúc. Thông qua đó, mục đích chính của việc quy hoạch giao thông là nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng và ổn định đời sống của người dân.

Tổng hợp những khu vực quy hoạch giao thông tại tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là một tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam, nằm ở chính giữa trung tâm hình học trên bản đồ miền Bắc. Đây là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Có diện tích vào khoảng 1.235,2 km².

Về quy hoạch giao thông, 20/1/2012 Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định số 113/QĐ-TTg về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020.

Theo quyết định 113 nói trên, quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc cụ thể như sau:

Giao thông vận tải

- Cơ bản hình thành khung hạ tầng giao thông trong giai đoạn đến năm 2020, bao gồm hệ thống giao thông đối ngoại và giao thông kết nối giữa các địa bàn trong tỉnh với hệ thống giao thông đối ngoại, trên cơ sở đảm bảo quản lý tốt hành lang giao thông đối ngoại trong định hướng bố trí không gian kinh tế - xã hội thống nhất trên địa bàn tỉnh.

- Từng bước hiện đại hóa mạng giao thông nội tỉnh đảm bảo nâng cao năng lực thông qua, tăng tốc độ lưu thông, đảm bảo an toàn giao thông trên toàn hệ thống.

- Quản lý và tổ chức tốt, nâng cấp giao thông đô thị tại các thành phố, thị xã.

- Mở rộng, nâng cấp mạng giao thông nông thôn vào cuối giai đoạn đến năm 2020 và những năm tiếp theo, hướng tới mạng giao thông nông thôn thuận tiện, an toàn … thúc đẩy quá trình đô thị hóa khu vực nông thôn.

- Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành liên quan tiếp tục triển khai xây dựng mới đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, đoạn qua Vĩnh Phúc; hoàn thiện tuyến tránh quốc lộ 2A (đoạn qua Vĩnh Yên); triển khai xây dựng cầu Vĩnh Thịnh trên tuyến quốc lộ 2C qua Sông Hồng kết nối với Hà Nội; nâng cấp và cải tạo một số tuyến đường như quốc lộ 2, quốc lộ 2C, quốc lộ 2B; nghiên cứu dự án xây dựng đường sắt khổ rộng Hà Nội - Lào Cai; cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt hiện hữu.

- Tiếp tục xây dựng các tuyến đường tỉnh, đường nội thị, các tuyến đường giao thông nông thôn để đảm bảo tốt nhu cầu đi lại và kết nối giữa các điểm dân cư.

- Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống bến xe, bãi đỗ, các trạm đỗ xe, các điểm đỗ xe; xây dựng các tuyến xe buýt để dần dần đưa hoạt động vận tải vào nền nếp, giảm thiểu tai nạn giao thông và tạo điều kiện cho nhân dân đi lại.

- Xây dựng một số cảng lớn có công suất 500.000 tấn/năm và các cảng đường thủy nội địa do tỉnh quản lý; nâng cấp tuyến đường sông Hà Nội - Việt Trì lên cấp II, nâng cấp các tuyến đường vào cảng kết hợp với nâng cấp các tuyến đê (đảm bảo an toàn đê và khai thác hiệu quả vận tải trên đê).

Như vậy, thông tin về quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Phúc sẽ giúp người dân nhận biết được các dự án giao thông nào sẽ được triển khai trên địa bàn như: Đường giao thông, đường sắt đô thị, cầu vượt, độ rộng các tuyến đường,...