Tags

Thông tin quy hoạch Đồng Nai

Tìm theo ngày
Thông tin quy hoạch Đồng Nai mới nhất 2024

Thông tin quy hoạch Đồng Nai mới nhất 2024

Thông tin quy hoạch Đồng Nai thể hiện điều gì, mục tiêu và tầm nhìn quy hoạch, cách tra cứu quy hoạch Đồng Nai ra sao,...là những nội dung chính sẽ được trình bày trong bài viết này.

Thông tin quy hoạch Đồng Nai thể hiện điều gì?

Căn cứ Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 2 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ về việc ban hành Danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch, thông tin quy hoạch Đồng Nai sẽ thể hiện những nội dung sau:

Tên quy hoạch

Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phạm vi, thời kỳ quy hoạch

- Phạm vi quy hoạch:

Phạm vi lập quy hoạch tỉnh Đồng Nai bao gồm toàn bộ tỉnh Đồng Nai với tổng diện tích tự nhiên 5.907,2 km2; trên phạm vi 11 đơn vị hành chính: 2 thành phố (Biên Hòa và Long Khánh) và 9 huyện (Tân Phú, Định Quán, Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Trảng Bom, Long Thành, Nhơn Trạch).

Ranh giới:

Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận

Phía Tây giáp tỉnh Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh

Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng và Bình Phước

Tọa độ: 100 30’ 00”- 110 34’ 57” độ Vĩ Bắc và 1060 45’ 30”- 1070 35’ 00” độ Kinh Đông.

- Thời kỳ lập quy hoạch:

Thời kỳ lập quy hoạch: 2021 - 2030

Tầm nhìn dài hạn: đến năm 2050

Mục tiêu lập quy hoạch

Việc nghiên cứu lập quy hoạch tỉnh Đồng Nai phải đạt được các mục tiêu sau:

- Cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng ở cấp tỉnh về không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bổ đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.

- Quy hoạch tỉnh phải định hướng phân bố không gian có tính chiến lược các hoạt động kinh tế - xã hội.

- Sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn để sử dụng các nguồn lực phục vụ mục tiêu phát triển cân đối, hài hòa, hiệu quả và bền vững trong thời kỳ quy hoạch.

- Là công cụ để lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý toàn diện, thống nhất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; là căn cứ để hoạch định chính sách và kiến tạo động lực phát triển; là cơ sở để xây dựng các kế hoạch đầu tư công trung hạn, đảm bảo tính khách quan, khoa học; cơ sở để lập các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị - nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành tại tỉnh; cơ sở để loại bỏ các quy hoạch chồng chéo cản trở đầu tư phát triển, đảm bảo tính công khai, minh bạch, công bằng cho người dân, doanh nghiệp, làm căn cứ để các doanh nghiệp, cộng đồng và người dân đầu tư, kinh doanh, sinh sống, làm việc cũng như giám sát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch của tỉnh Đồng Nai.

Nội dung của thông tin quy hoạch

Phân tích, đánh giá, dự báo các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của tỉnh Đồng Nai:

- Phân tích bối cảnh, đánh giá, nhận định về các lợi thế, cơ hội, điểm mạnh, điểm yếu, khó khăn, thách thức, tồn tại, hạn chế, những ưu tiên của tỉnh thời kỳ quy hoạch tỉnh Đồng Nai và xác định các vấn đề cần giải quyết trong quy hoạch;

- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ thống đô thị và nông thôn;

- Đánh giá về việc thực hiện quy hoạch thời kỳ trước;

Xây dựng quan điểm, xác định mục tiêu và lựa chọn các phương án phát triển trong thời kỳ quy hoạch, phương án quy hoạch, phương hướng phát triển các ngành quan trọng và phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai:

- Xây dựng quan điểm, mục tiêu và lựa chọn phương án phát triển tỉnh;

- Xác định phương hướng phát triển các ngành quan trọng trên địa bàn tỉnh;

- Phương hướng phát triển lĩnh vực văn hóa, xã hội;

- Phương hướng phát triển kinh tế xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng an ninh;

Yêu cầu về các nội dung đề xuất: các nội dung đề xuất nghiên cứu để đưa vào quy hoạch tỉnh phải có cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn địa phương, xuất phát từ nhu cầu phát triển, yêu cầu quản lý nhà nước tại địa phương;

Yêu cầu về Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược: Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Trên đây là những thông tin mới nhất về quy hoạch Đồng Nai, bạn đọc có thể tham khảo để biết chính xác thông tin quy hoạch ở các thành phố, thị xã và huyện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.