2020 là một năm hoành tráng của bitcoin. Trong năm, làn sóng du nhập đến từ nhà đầu tư và tổ chức lớn đẩy giá bitcoin từ 7.200 USD trong tháng 1/2020 lên hơn 29.000 USD vào ngày 31/12/2020 và đỉnh cao hiện tại là 34.500 USD vào ngày 3/1/2021.
Tuy nhiên, lịch sử bitcoin cũng đã nhiều lần chứng kiến sự biến động dữ dội của đồng tiền kĩ thuật số đầu tiên này. Theo Fortune, để tìm hiểu kĩ hơn về lí do (hay có thể là khi nào) một đợt sụt giảm sẽ xảy ra, hãy nhìn vào nhiều chu kì "bong bóng" bitcoin trong lịch sử.
Giá bitcoin tăng nhanh chóng trong thời gian ngắn, sau đó sụp đổ và trong nhiều trường hợp giảm còn nhanh hơn khi tăng.
Trên thực tế, từ "bong bóng" mang nghĩa tiêu cực hơn, ngụ ý chỉ là ảo giác thông thường hay sự "điên loạn" của đám đông. Trong kinh tế, "bong bóng tài chính" cũng được tạo ra bởi sự lạc quan thái quá về sự đổi mới thực tế, dù rằng sự thay đổi này cũng tạo ra được giá trị trong dài hạn.
Ví dụ về bong bóng tài chính điển hình có Cơn sốt Đường sắt Anh những năm 1840 hay bong bóng Dot-com năm 1999.
Dưới đây là những lần bong bóng bitcoin "nổ tung", thống kê số liệu từ 99bitcoins.com, CoinGecko.
Giá bitcoin đạt đỉnh: 1,06 USD (14/2/2011)
Giá bitcoin chạm đáy: 0,67 USD (5/4/2011)
Đỉnh cao đầu tiên của bitcoin đạt được là vào tháng 2/2011, một cột mốc đáng chú ý trong giai đoạn phát triển. Bắt đầu từ tháng 7/2020, khi bitcoin trị giá chỉ vài cent cho một bitcoin. Khi đó Slashdot, tạp chí của tín đồ công nghệ đăng tin đầu tiên về bitcoin và mang đến cho bitcoin những nhà phát triển phần mềm hàng đầu bao gồm Jeff Garzik và Jed McCaleb.
Sự hứng thú gia tăng và giá bitcoin khi đó được nâng lên 1 USD vào ngày 10/2/2011. Đây được gọi là Ngày ngang giá USD và Slashdot lại đưa tin mang lại nhiều sự chú ý hơn đối với đồng tiền này.
Đợt tăng giá đầu tiên đó vẫn là đợt bùng nổ lớn cho thị trường bitcoin: công nghệ thực tế hay hệ thống hạ tầng mang đến sự tăng giá, sau đó giá bitcoin tự tăng trưởng, nhưng cũng bất ổn hơn.
Giá bitcoin đạt đỉnh: 29,58 USD (9/6/2011)
Giá bitcoin chạm đáy: 2,14 USD (18/11/2011)
Bong bóng bitcoin dữ dội đầu tiên thật sự bắt đầu vào 1/6/2011 với một bài viết về thị trường chợ đen Silk Road trên trang web Gawker. Bài viết mô tải cách thức thuốc phiện được mua trên một trang web ẩn với bitcoin. Những nhận định ở thời điểm đó cho rằng bitcoin không thể truy vết là một sai lầm.
Thời điểm này, vài sàn giao dịch bitcoin bắt đầu xuất hiện khiến đồng tiền này trở nên dễ mua hơn. Sự kết hợp giữa sự chú ý và khả năng tiếp cận đưa bitcoin từ 10 USD lên gần 30 USD chỉ trong một tuần. Sau đó, theo một mô thức, giá bitcoin giảm trong nhiều tháng liền.
Giá bitcoin đạt đỉnh: 1.127,45 USD (29/11/2013)
Giá bitcoin chạm đáy: 172,15 USD (13/11/2015)
Chỉ trong ba năm sau khi vượt mốc 1 USD, bitcoin nhảy vọt lên một cột mốc mới, 1.000 USD vào cuối tháng 11/2013. Và mức giá này cũng không giữ lâu, giảm gần 50% vào cuối tháng 12.
Đợt tăng giá này đáng chú ý bởi vì độ "nhây": giá bitcoin giảm tương đối nhẹ nhàng trong hơn một năm xuống đáy mới, sau đó đi ngang thêm một năm nữa. Giá sau đó không phá vỡ được mốc 1.000 USD cho đến ba năm sau lần đầu tiên.
Giá bitcoin đạt đỉnh: 19.665 USD (15/12/2017)
Giá bitcoin chạm đáy: 3.164 USD (15/12/2018)
Đây là đợt bong bóng điên rồ và dữ dội nhất trong lịch sử bitcoin, ngoại trừ việc đây không thật sự là một bong bóng bitcoin. Năm 2017, giá bitcoin tăng chủ yếu đến từ sự thúc đẩy từ làn sóng ra đời của những đồng tiền thay thế đầy hứa hẹn.
Quan trọng hơn, quá trình phát hành lần đầu ICO lúc này cho phép người sáng lập bán trực tiếp ra công chúng. Điều này không những tạo ra chỉ một cơn sốt đầu cơ, mà lên đến hàng ngàn đợt sóng liên tiếp.
Một đợt ICO chỉ do đầu cơ sẽ tạo ra nỗi sợ bị bỏ lỡ (FOMO) cho đợt ICO sau đó. Bitcoin hưởng lợi từ sự điên rồ này, nhưng sự thống trị của bitcoin trên tổng quan thị trường sau đó giảm mạnh khi "mùa của những đồng tiền thay thế" ập đến.
Và tất cả đều khóc ra nước mắt. Gần một tuần sau khi đạt đỉnh, bitcoin giảm hơn 25%. Những đồng tiền thay thế giảm nhanh chóng sau đó. Trong thời gian sau đó, nhiều dự án ICO được phát hiện ra là lừa đảo và ICO từ đó bị Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ SEC theo dõi sát sao và xem là phát hành chứng khoán không đăng kí và phi pháp.
Điển hình trong đợt "nổ tung" này là nhà đầu tư công nghệ Nhật Bản Masayoshi Son của SoftBank. Ông được cho là mất 130 triệu USD trong bong bóng tiền kĩ thuật số năm 2017, và đây là tiền của riêng ông, không phải của SoftBank.
Những người bước lên "tàu lượn siêu tốc" bitcoin năm nay lại cho rằng "lần này sẽ khác".
Họ cho rằng việc thiếu vắng những đợt ICO của kẻ lừa đảo và tham lam, các gói kích thích kinh tế từ Covid-19 Mỹ được xem là nơi ẩn thân trong lí thuyết né tránh lạm phát của những nhà đầu tư.
Sự xuất hiện của các tổ chức và công ty niêm yết trên sàn giao dịch tiền kĩ thuật số giờ đây là một cảm giác bình thường mới hoàn toàn khác.
Tuy nhiên, bitcoin vẫn chưa lặp lại đủ, và vẫn là một tài sản đầu cơ và đầy rủi ro. Nếu lịch sử thường là một người thầy, sẽ còn vài lần lùi bước nữa trên "con đường lên Mặt trăng" của bitcoin.