Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa kí Quyết định số 123/QĐ-TTg về khung lãi suất cho vay ưu đãi nhà ở xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội trong trung hạn giai đoạn 2019 - 2020.
Khung lãi suất cho vay ưu đãi nhà ở xã hội trong giai đoạn trung hạn 2019 - 2020 theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015. (Ảnh: Dân trí). |
Quyết định nêu rõ khung lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các đối tượng mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở theo qui định của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lí nhà ở xã hội trong trung hạn giai đoạn 2019 - 2020.
Cụ thể, lãi suất không thấp hơn lãi suất cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 (Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2).
Đồng thời, khung lãi suất cho vay ưu đãi nhà ở xã hội không vượt quá lãi suất cho vay ưu đãi của các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở theo qui định của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10 /2015 của Chính phủ về phát triển và quản lí nhà ở xã hội.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định về khung lãi suất cho vay ưu đãi nhà ở xã hội mới ban hành.
Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg (Quyết định 33) về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 (Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2015. Theo Quyết định 33, hộ gia đình được hỗ trợ xây dựng nhà ở phải đáp ứng điều kiện: Chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng nhà ở quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở; Chưa được hỗ trợ nhà ở từ các chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội khác. Trường hợp đã được hỗ trợ nhà ở theo các chương trình, chính sách hỗ trợ nhà ở khác thì phải thuộc các đối tượng sau: Nhà ở đã bị sập đổ hoặc hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ do thiên tai gây ra như bão, lũ, lụt, động đất, sạt lở đất, hỏa hoạn, nhưng chưa có nguồn vốn để sửa chữa, xây dựng lại; đã được hỗ trợ nhà ở theo các chương trình, chính sách hỗ trợ nhà ở khác có thời gian từ 8 năm trở lên tính đến ngày 1/10/2015 nhưng nay nhà ở đã hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sụp đổ. |
Hà Nội muốn có thêm quyền trong cấp phép dự án bất động sản
Hà Nội đề nghị được tự thẩm định, chấp thuận chủ trương những dự án có quy mô trên 2.500 căn. |
Hà Nội: Tỉ lệ quĩ đất dành cho nhà ở xã hội quá nhỏ
Báo cáo của UBND TP Hà Nội gửi Bộ Xây dựng kiến nghị, qui mô dự án nhà ở xã hội tại các quĩ đất ... |
Nhà ở xã hội đắt ngang căn hộ thương mại
Một số dự án nhà ở xã hội giá còn cao hơn dự án thương mại ở cùng khu vực tới vài triệu đồng mỗi ... |