Đào tạo nhân lực, thay đổi tư duy đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số

Chuyển đổi số của doanh nghiệp là vô cùng khó khăn, khốc kiệt vì cần đào thải và thay đổi tư duy, mô hình hoạt động cũ trước đó của doanh nghiệp.

Đào tạo nguồn nhân lực để góp phần chuyển đổi số

Tại hội thảo "Lãnh đạo xuyên khủng hoảng" ngày 21/11, tất cả các diễn giả đồng tình rằng việc đào tạo nhân lực có thể đáp ứng quá trình chuyển đổi số, tái cấu trúc, sẵn sàng đối phó với mọi khủng hoảng. 

Ở khía cạnh này, ông Cô Gia Thọ, Chủ tịch Tập đoàn Thiên Long cho rằng việc đào tạo lực lượng nhân sự nên chia theo những giai đoạn khác nhau, căn cứ vào nhu cầu thực tế của xã hội.

"Không phải ai cũng chạy marathon với việc học hành. Việc học hành, đào tạo sẽ có những giai đoạn rất thiết thực. Chúng ta phải biết bản thân đang thiếu cái gì và trang bị nó. Có như vậy việc giáo dục, đào tạo mới toàn diện", ông Thọ chia sẻ.

Đào tạo nhân lực, thay đổi tư duy đóng vai trò lớn trong qui trình chuyển đổi số - Ảnh 1.

Việc đào tạo nhân lực đóng một vai trò quan trọng trong câu chuyện chuyển đổi số. (Ảnh: TP).

Trong khi đó, ông Nguyễn Cảnh Bình, Chủ tịch HĐQT Alpha Books, cho rằng để góp phần nâng tầm tri thức cho lãnh đạo doanh nghiệp nói riêng và người lao động nói chung, nhằm sẵn sàng đáp ứng nhu cầu phát triển, chuyển đổi số, hiện nay ông đang làm hai việc.

Thứ nhất là mang đến những tri thức có chiều sâu từ thế giới thông qua con đường xuất bản. Các cuốn sách làm giàu, marketing, tinh hoa quản trị là những ví dụ để người Việt có thể thừa hưởng, kế tục nhanh nhất những thành quả từ các quốc gia tiên tiến và rút ngắn con đường đến thành công.

"Chúng tôi hi vọng các bạn trẻ lứa tuổi 12-17 được tiếp cận dòng chảy này và sẽ sớm hình thành nên những ý tưởng, công nghệ, startup mới, hoà nhập vào dòng chảy thế giới". ông Bình chia sẻ.

Việc thứ hai ông Bình thực hiện là thành lập ra Viện lãnh đạo ABG, hoạt động với mục tiêu xây dựng một đội ngũ lãnh đạo có kiến thức về nhiều mặt.

Muốn chuyển đổi số, tư duy phải đổi mới

Cũng nói về vấn đề chuyển đổi số, ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ, khẳng định rằng rào cản, thách thức lớn nhất chính là tư duy tại buổi Tọa đàm "Thay đổi từ tư duy tới hành động".

126905568_3478266065542118_653135788077076268_n.jpg

Muốn chuyển đổi số, cần thay đổi tư duy. (Ảnh: Tường Vy).

Ông Quất chỉ ra có rất nhiều người coi chuyển đổi số là điều khó, trừu tượng, hoặc chuyển đổi số chủ yếu liên quan đến internet, bán hàng, marketing, quảng cáo. Những người này cho rằng chuyển đổi số không liên quan đến quản lí nhân lực, dây chuyền sản xuất, áp dụng bằng sáng chế, nguồn nhân lực mới.

Cá nhân ông đánh giá việc chuyển đổi số là một hành trình khó khăn, khóc liệt và cần thay đổi mô hình hoạt động cũ thông qua việc thay đổi tư duy.

"Chỉ có doanh nghiệp nào thật dũng cảm mới tiến thân được vào con đường chuyển đổi số. Lợi ích trước mắt không nhìn thấy ngay mà mất nhiều thời gian. Điều quan trọng doanh nghiệp có được chính là đội ngũ nhân viên rất mới và có tư duy dám thay đổi", ông Quất chia sẻ.

Ông Nguyễn Quang Vinh, đại diện Viettel, cho biết trong chuyển đổi số của doanh nghiệp thì khách hàng và COVID-19 chỉ là yếu tố chất xúc tác để thúc đẩy chuyển đổi số, còn yếu tố tiên quyết vẫn là người lãnh đạo doanh nghiệp.

Ông cho rằng tư duy và nhận thức về chuyển đổi số của lãnh đạo là điều rất quan trọng. Người lãnh đạo điều phối tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, họ cũng chính là người lan tỏa, định hướng về chuyển đổi số tới tất cả các nhân viên của mình, từ sự thay đổi về văn hóa, chiến lược, khách hàng cho đến công nghệ.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.