Các nhà máy, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bao gồm Nhà máy may Hoà Thọ Quảng Trị, Công ty CP may Quảng Trị, Công ty CP dệt may Huế, Công ty CP dệt may Phú Hòa An, Công ty CP dệt may Thiên An Phú, Công ty Scavi Huế , Công ty CP đầu tư dệt may Thiên An Phát.
Có hơn 1.600 thiết bị điện tử bị ngập nặng tại Công ty CP may Quảng Trị/ Quảng Phú / Quảng Điền và Công ty CP đầu tư dệt may Thiên An Phát. Sau khi kiểm tra và khắc phục, có hơn 600 thiết bị bị hư hỏng toàn bộ.
Hơn 100.000 thành phẩm và gần 3 tấn vải bị ướt. Trong đó, dự kiến 20% thành phẩm hư hỏng phải loại bỏ do bị thấm nước và ẩm mốc.
Từ ngày mùng 9 đến ngày 18/10 bị cắt điện nên các doanh nghiệp phải ngừng hoạt động. Vào những ngày mưa, mỗi doanh nghiệp phải trả lương cho công nhân theo mức lương tối thiểu vùng. Dự kiến phải chi trả 12 tỉ đồng cho 7 ngày ngưng làm việc.
Do mưa bão lớn, các sản phẩm phải giao chậm cho người mua hàng. Ngoài ra, chất lượng sản phẩm phải tái chế do bị ẩm ướt.
Tình trạng doanh nghiệp thực sự khó khăn do bão lũ gây ra nhiều rủi ro cho doanh nghiệp. Rất nhiều thùng carton phải đặt lại để thay thế các thùng cũ bị ướt, xẹp, hỏng...
Kế hoạch kinh doanh tiếp tục đối mặt với khó khăn do thiếu đơn hàng, doanh thu giảm sâu, thiếu lao động, tăng chi phí, và không thể giao hàng ... do đó các doanh nghiệp thực sự mong muốn nhận được hỗ trợ từ VITAS.
VITAS đã kiến nghị Chính phủ và các Tổ chức quốc tế đưa ra các giải pháp hỗ trợ khẩn cấp, và chuẩn bị tốt hơn trước những cú sốc trong tương lai bắt đầu từ việc sửa chữa các cơ sở hạ tầng quan trọng như hệ thống giao thông, đập thủy điện, rừng bảo hộ, bảo vệ môi trường cho khu vực miền Trung Việt Nam.