Tags

giá heo hơi

Tìm theo ngày
Cập nhật giá heo hơi mới nhất năm 2023

Cập nhật giá heo hơi mới nhất năm 2023

Chăn nuôi heo đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp về quy mô, giá trị và sản lượng. Phát triển chăn nuôi heo theo hướng hàng hóa, mang tính bền vững là vấn đề cấp thiết trong thực hiện đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp của nước ta.

Phát triển chăn nuôi heo bền vững

Trong những năm gần đây, nhiều hộ chăn nuôi đã tích cực đầu tư xây dựng chuồng trại, áp dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ vào chăn nuôi, đưa con giống chất lượng cao, thức ăn công nghiệp... vào sản xuất nên sản lượng heo thịt cung cấp cho thị trường duy trì ổn định.

Heo là vật nuôi chủ lực của tỉnh trong cơ cấu lại ngành chăn nuôi thời gian tới, đồng thời đưa nhóm sản phẩm gồm: thịt heo hơi xuất chuồng, thịt heo mảnh, thịt heo qua sơ chế tham gia vào sản phẩm chủ lực quốc gia, ngành nông nghiệp đã xây dựng kế hoạch cơ cấu lại ngành giai đoạn 2021 - 2025; kế hoạch phát triển chăn nuôi giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên cơ sở bám sát chiến lược phát triển chăn nuôi đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong đó duy trì ổn định đàn heo khoảng 1 - 1,1 triệu con, phấn đấu sản lượng thịt heo hơi đến năm 2030 đạt trên 277.000 tấn.

Việc tăng cường hiệu quả của việc áp dụng các nhóm giải pháp kỹ thuật như: chuyển đổi cơ cấu giống; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ trong chăn nuôi; đặc biệt chú trọng giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh (tiêm phòng, khử trùng tiêu độc, kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật...).

Đổi mới tổ chức sản xuất chăn nuôi, tăng tỷ lệ trang trại quy mô vừa quy mô heo đến 40%; áp dụng chăn nuôi công nghiệp, khép kín, an toàn dịch bệnh, chăn nuôi an toàn sinh học, VietGAHP, an toàn thực phẩm, bảo đảm sản phẩm thịt heo đủ điều kiện của sản phẩm quốc gia và hướng tới xuất khẩu; mở rộng cơ sở an toàn dịch bệnh, sản xuất chăn nuôi có liên kết theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến giết mổ, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm gắn với từng sản phẩm có tiềm năng, lợi thế của từng địa phương. Chú trọng củng cố và phát triển mô hình HTX kiểu mới trong lĩnh vực chăn nuôi làm cầu nối giữa các nông hộ, trang trại với các doanh nghiệp heo và thị trường. Đồng thời mở rộng chăn nuôi truyền thống, chăn nuôi hướng hữu cơ, tuần hoàn phù hợp nhu cầu thị trường; thực hiện chuyên môn hóa ngay từ nông hộ và hợp tác liên kết theo chuỗi giá trị.

Tìm hiểu về sự phát triển trong giai đoạn đầu của heo con

Sự tăng trưởng của heo non là một trong những chủ đề được nghiên cứu và thảo luận rộng rãi nhất đối với dinh dưỡng và sức khỏe của heo. Có vô số các vấn đề liên quan đến sự phát triển của heo non bất chấp những nỗ lực để vượt qua, các nhà sản xuất vẫn để mất đi tiềm năng tăng trưởng và tiền bạc.

Nhìn chung, sức khỏe của heo non có mối liên hệ chặt chẽ với dinh dưỡng, và có rất nhiều yếu tố trong quá trình phát triển của heo non liên quan đến dinh dưỡng cần được xem xét. Yếu tố cân nhắc hàng đầu là nhu cầu dinh dưỡng, lượng ăn vào, tăng trưởng, khả năng miễn dịch và tỷ lệ chết trước khi cai sữa.

Tiếp theo đó chúng ta có các chủ đề khác như tầm ảnh hưởng khẩu phần ăn của heo mẹ đối với sự phát triển của heo non, khả năng sinh lý tiêu hóa và kiểm soát quá trình chuyển đổi khẩu phần ăn. Không có khái niệm nào mới trong những khái niệm này, nhưng khi kết hợp lại chúng làm cho các yếu tố quản lý và dinh dưỡng ở heo non hoạt động cân bằng thận trọng, và bất kỳ sự cải thiện nhỏ nào trong những yếu tố này đều có thể mang heo non đến gần với tiềm năng di truyền của chúng hơn.

Trong chăn nuôi và dinh dưỡng ở heo non, hiếm khi chúng ta xem xét đến việc thức ăn heo nái mang thai ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi và heo non như thế nào. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung phức khoáng vi lượng vào khẩu phần heo nái không chỉ giúp tăng số lượng heo con sinh ra còn sống cứ ba heo con mỗi vòng đời của heo nái, mà còn tăng trọng lượng heo con sơ sinh lên đến 9%.

Trọng lượng sơ sinh thấp làm tăng tỷ lệ chết trước khi cai sữa và nhạy cảm với bệnh tiêu chảy. Trọng lượng sơ sinh thấp còn thể hiện chỉ số năng suất sau này của heo con kém, bao gồm tăng trọng trung bình hàng ngày. Theo tài liệu ghi nhận được cứ tăng 1 kg trọng lượng cơ thể lúc cai sữa dẫn đến tăng 2 kg ở cuối giai đoạn heo non và tăng 4 kg lúc xuất chuồng.

Sức khỏe đường ruột thường chỉ được xem xét đến khi có triệu chứng rõ ràng, chẳng hạn như tiêu chảy, bởi vì hai vấn đề này rất dễ liên hệ với nhau. Các chiến lược thúc đẩy sức khỏe đường ruột cũng được cân nhắc kỹ lưỡng trong hoàn cảnh chất kích thích tăng trưởng kháng sinh bị hạn chế hoặc cấm sử dụng hoàn toàn. Các thách thức đối với sức khỏe đường ruột bao gồm hấp thu dinh dưỡng kém, hiệu suất tăng trưởng thấp, tiêu chảy, ức chế miễn dịch và tỷ lệ loại thải.

Cải thiện sức khỏe đường ruột cần phải tập trung vào các nút thắt như hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, hình thái đường ruột phù hợp cho sự hấp thụ dinh dưỡng và protein không được tiêu hóa ở ruột sau. Những thách thức này kết hợp lại dẫn đến sự phát triển vượt mức của vi khuẩn, năng suất giảm sút, bệnh tật, và sau cùng là những thách thức trong chăn nuôi ở mức lâm sàng. Ngày nay, có rất nhiều phụ gia thức ăn được sử dụng để tối ưu sức khỏe đường ruột, bao gồm các acid hữu cơ, enzyme và khoáng vi lượng.

Những thay đổi của khẩu phần ăn trong 80 ngày đầu tiên của vòng đời là một trải nghiệm heo của heo non. Đường ruột được mong đợi sẽ kiểm soát được những thay đổi này, ngay cả khi áp dụng phương pháp thay đổi từng bước theo từng mức khẩu phần. Việc thay đổi rất quan trọng đối với hệ vi sinh đường ruột.

Các vấn đề phát sinh thường nhanh chóng kết nối với vấn đề sức khỏe đường ruột, nhưng khi nhìn sâu hơn vào khả năng sinh lý tiêu hóa, có nhiều điều cần được tìm hiểu và thực hiện để kiểm soát quá trình chuyển đổi này cho heo con tốt hơn. Việc cai sữa làm giảm sản sinh protease nội sinh. Trong nhiều trường hợp, hệ số tiêu hoá không thể hiện chính xác chu kỳ heo con. Hình thái ruột thay đổi khi heo con heo lên. Tất cả những điều này, khi được xem xét và quản lý cùng nhau, sẽ hỗ trợ việc quản lý sinh lý tiêu hóa, và cải thiện sức khỏe đường ruột.

Lượng ăn vào của heo con thường bị giới hạn và không thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng để thể hiện tiềm năng di truyền của chúng. Có quá nhiều thách thức phải vượt qua – một khẩu phần hoàn toàn mới và cách ăn mới, stress trong bầy và môi trường, ăn để đạt được hết tiềm năng của chúng trong điều kiện chăn nuôi thương phẩm. Tốc độ tăng trưởng trong chu kỳ heo non là rất quan trọng, phải đạt được lượng ăn vào tối đa để heo tiêu thụ đủ nhu cầu về dinh dưỡng cho sự phát triển tối ưu. Tăng lượng ăn vào trong tuần đầu sau cai sữa không chỉ thúc đẩy tăng trưởng và sức khỏe tổng thể trong giai đoạn heo non, mà nó còn làm tăng năng suất trong suốt giai đoạn vỗ béo.

Một số nguyên liệu có thể thay thế oxit Kẽm trong chăn nuôi heo

Trong chăn nuôi lợn, nhất là với heo con, thức ăn có bổ sung Zinc oxide (ZnO) giúp đề phòng ỉa chảy, kích thích tăng trưởng. Khi dùng ZnO, lượng Zn không được cơ thể hấp thu hết sẽ bài thải ra ngoại cảnh, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến vật nuôi và sức khỏe con người.

Để giải quyết sự bất lợi này, gần đây (tháng 1/2018), Trường Đại học Copenhagen (Đan Mạch) đã có một nghiên cứu thay thế ZnO bằng một vài nguyên liệu khác rẻ tiền mà vô hại.

Họ đã dùng khô dầu (KD) hạt cải dầu (HCD) được ủ lên men trước với lactobacillus, có thể thay thế 2.500 ppm Zn. Từ kết quả nghiên cứu này, Liên minh châu Âu quyết định loại dần ZnO ra khỏi khỏi khẩu phần nuôi heo từ nay đến 2022. Ngoài ra, họ cũng muốn tìm hiểu KD HCD được bổ sung các loài rong biển liệu có tác dụng phòng ngừa bệnh ỉa chảy của heo con hay không.

Acid lactic do vi khuẩn sản sinh ra thường được xem như là những chất bổ sung probiotic nhằm tăng cường sức khỏe hệ thống ruột.

Đối với những lô ăn KD HCD được ủ lên men trước, chỉ tiêu tăng khối lượng ngày có tăng hơn so với lô đối chứng âm (không có Zn), kể từ 10 ngày trước khi cai sữa cho đến lúc xuất mổ thịt. Ngoài ra, lông nhung và các enterocytes (các tế bào nằm giữa ruột non và ruột già trong một lớp đơn để giúp phân giải và chuyển đi các phần tử thức ăn – KCMai) cũng phát triển mạnh ở những heo trong các lô 3 và 4 (được ăn KD HCD 8 và 10% tính theo VCK). Nhìn chung, các khẩu phần đã cải thiện chức năng lá chắn của ruột non, ruột già và diện tích ruột non, làm giảm số heo con thất thoát.

So với lô đối chứng dương (được bổ sung 2.500 ppm Zn), những lô ăn KD HCD được ủ lên men trước, bình quân tăng khối lượng ngày và hệ số chuyển hóa thức ăn đều tốt hơn, dẫn đến khối lượng heo con cao hơn ở thời điểm cai sữa và lúc xuất mổ. Nhờ đó đã giảm được số heo chết và giảm nhu cầu xử lý bằng kháng sinh.

Đối với khẩu phần được bổ sung tảo nâu, kết quả theo dõi cho thấy đã làm tăng khối lượng cai sữa của heo con, nhưng giảm bình quân tăng khối lượng ngày từ ngày 31 đến ngày 64 sau cai sữa, do đó, làm giảm khối lượng xuất mổ thịt. Bổ sung tảo nâu đã phong tỏa ảnh hưởng kích thích của KD HCD được ủ lên men trước đến chiều dài lông nhung màng ruột và chiều cao enterocyte, nhưng không ảnh hưởng đến chức năng lá chắn của ruột.

Thông tin về giá heo hơi trong nước, giá heo hơi thị trường Trung Quốc, giá heo hơi,... mới nhất, được cập nhật liên tục và thường xuyên mỗi ngày trên trang, mang đến thông tin hữu ích cho người chăn nuôi trên cả nước.

Xem thêm: giá xăng dầu hôm nay, giá vàng hôm nay

>>Xem thêm: Giá lợn hơi tại Trung Quốc