Phụ nữ được gì sau khi ly hôn? | |
Hướng dẫn thủ tục ly hôn theo luật Hôn nhân và gia đình | |
Cụ ông 70 tuổi quyết ly hôn vợ sau 50 năm chung sống |
Theo phản ánh của ông Nguyễn Văn Định (SN 1965, trú tại Yên Sơn, Quốc Oai, Hà Nội), ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh éo le, năm ông 9 tuổi thì bố mẹ ly thân không ở chung với nhau nữa.
Sau khi rời ghế nhà trường, ông đi lao động ở Liên Xô (Liên bang Nga) và quen biết bà Nguyễn Thị M (SN 1976, người cùng quê).
Trong 4 năm quen biết, năm 1991 ông Định và bà M nảy sinh tình cảm, cả hai về nước rồi xây dựng nhà cửa, kết hôn với nhau và có với nhau một người con trai.
Tòa án huyện Quốc Oai (Hà Nội) gần 3 năm mới có quyết định đưa vụ án ly hôn ra xét xử (Ảnh minh họa). |
Những tưởng rằng cả hai có thể chung sống hạnh phúc cùng nuôi dạy con cái ăn học, nhưng sau 5 năm chung sống, cuộc sống vợ chồng bất hòa ông Định lại tiếp tục ra nước ngoài để bươn trải cuộc sống mưu sinh.
Đến năm 2000, ông Định về nước. Vì cuộc sống vợ chồng không được hạnh phúc nên tất cả toàn bộ vốn liếng ông Định đã gửi cho người chị gái thứ 2 để lấy tiền lo toan cho bố mẹ, con cái.
Sau đó, ông Định ngồi nói chuyện với bố đẻ và được bố chia sẻ về hoàn cảnh gia đình. Đồng thời, trong thời gian này bà M “tỏ vẻ ăn năn hối hận” nên cả hai vợ chồng lại có thêm “một mặt con”.
Một thời gian sau, ông Định tiếp tục đi xuất khẩu lao động để lo toan kinh tế gia đình. Nhưng chưa được bao lâu thì chị gái ông Định đã gọi điện phàn nàn: “Định ơi, mày sai lầm rồi. Giờ nó có thai (bà M – PV) nó thách thức có đứa nào dám bỏ nó nữa không và đối xử với bố mẹ tôi rất tàn tệ”.
Theo lời ông Định, từ năm 2000 đến 2009 ông và bà M đã ly thân với nhau và không còn tình cảm vợ chồng, kinh tế đều riêng biệt, các con cũng lớn nên ông Định để cho các con tự quyết định ở với ai.
Năm 2011, ông Định quyết định về nước lập nghiệp và mong muốn được ly hôn với bà M để có thể xây dựng một tổ ấm mới. Tuy nhiên, do cuộc sống xa xứ đã quá lâu nên đến tận năm 2014, ông Định mời nhờ luật sư để tư vấn và giải quyết các thủ tục ly hôn cho mình.
Theo phản ánh của ông Định, tháng 2/2014, ông gửi đơn ly hôn đến TAND huyện Quốc Oai.
Trong nội dung đơn ly hôn, ông Định đã trình bày rất rõ tất cả tài sản chung của hai vợ chồng ông không yêu cầu gì, các con đều đã lớn nên để cho các cháu tự quyết định về việc sống chung với bố hoặc với mẹ.
Nếu các cháu theo mẹ thì ông vẫn sẽ chu cấp đầy đủ theo quy định của pháp luật và đền bù cho các cháu tình cảm trong quãng thời gian ông đi làm ăn xa xứ.
Những tưởng sự việc sẽ sớm được giải quyết nhưng không hiểu lý do gì mà đến tận ngày 7/4/2017, TAND huyện Quốc Oai mới có quyết định số 05/2017/QĐST – HNGĐ đưa vụ án ra xét xử.
Theo nội dung của quyết định số 05, căn cứ vào các điều 48, 203 và 220 của Bộ luật Tố tụng dân sự. Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hôn nhân gia đình sơ thẩm thụ lý số 73/2014/TLST – HNGĐ ngày 8/7/2014 TAND huyện Quốc Oai quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm vụ án hôn nhân gia đình về việc “Ly hôn” giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Định và bị đơn là bà Nguyễn Thị M. Đồng thời, TAND huyện còn triệu tập 6 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án ly hôn của ông Định.
Theo đó, vụ án sẽ được đưa ra xét xử vào lúc 9h30 ngày 28/4/2017, chủ tọa hiên tòa là ông Nguyễn Hữu Thanh – Thẩm phán TAND huyện Quốc Oai. Giữ quyền công tố tại tòa là bà Nguyễn Thị Luyện – Kiểm sát viên VKSND huyện Quốc Oai.
Trao đổi với PV, Luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng VP Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, kể từ khi thụ lý vụ án đến khi tòa án có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự là không quá 6 tháng, thời gian mở phiên tòa xét xử là không quá 2 tháng. Tổng thời gian giải quyết một vụ án dân sự từ khi thụ lý đến ngày mở phiên tòa sơ thẩm không quá 8 tháng. Như vậy TAND huyện Quốc Oai sau gần 3 năm mới đưa vụ án ra xét xử là vi phạm luật Tố tụng dân sự theo điều 203.
Cũng theo luật sư Cường, cũng có nhiều vụ dân sự bị quá hạn do nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, theo phản ánh của ông Định thì ông chỉ cần giải quyết thủ tục ly hôn với bà M mà không đòi hỏi về việc phân chia tài sản.
Khoản 4, Điều 203 về Thời hạn chuẩn bị xét xử quy định: Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
Thời gian chuẩn bị xét xử theo Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 là không quá 4 tháng kể từ ngày thụ lý
Thời gian mở phiên tòa không quá 2 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử - Điều 203 BLTTDS năm 2015.
Đến Thiên Ngọc Minh Uy trả hàng được hướng dẫn ký hợp đồng với Nhã Khắc Lâm
Nhiều người đi hàng trăm cây số lên trụ sở Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy để trả lại hàng, lấy lại tiền nhưng ... |