Lý giải nguyên nhân loạt vụ tự tử phát trực tiếp trên Facebook

Các trường hợp tự tự được phát trực tiếp trên mạng xã hội có thể bắt nguồn từ nhu cầu muốn được lắng nghe, giúp đỡ hoặc thu hút sự chú ý, giảm bớt cảm giác cô độc của con người.

Katelyn Nicole Davis, 12 tuổi, dùng chính điện thoại của mình ghi lại cảnh tự treo cổ trên cây ngày 30/12/2016 tại ngôi nhà của gia đình em ở bang Georgia, Mỹ. Vụ việc được hàng loạt người theo dõi qua đoạn video kéo dài 40 phút mà Davis đăng trên Live.me, một ứng dụng tương tự chức năng livestream của Facebook. Davis trước đó từng kể về việc bị một người họ hàng xâm hại tình dục trên trang cá nhân và đăng nhiều video nói về cách chống trầm cảm.

Đây chỉ là một trong số hàng loạt vụ tự vẫn được phát trực tiếp trên mạng xã hội xảy ra liên tiếp khiến cộng đồng bàng hoàng thời gian qua.

Ba tuần sau khi Davis qua đời, nước Mỹ tiếp tục chứng kiến Naika Venant, thiếu nữ 14 tuổi sống tại bang Florida, kết thúc cuộc đời bằng cách treo cổ trong phòng tắm hôm 22/1. Hàng nghìn người theo dõi chi tiết vụ tự sát suốt hai tiếng đồng hồ. Các nỗ lực cứu hộ được triển khai khi một người bạn của Venant thông báo vụ việc cho cảnh sát, song không kịp cứu sống cô bé.

Ngày 23/1, Frederick Jay Bowdy, nam diễn viên 33 tuổi quay video trực tiếp trên Facebook, khẳng định mình sẽ tự vẫn. Cảnh tượng nam diễn viên tự bắn vào đầu được phát trực tiếp trên mạng xã hội dù một thành viên gia đình từ nước ngoài đã gọi điện nhờ cảnh sát can thiệp. Bowday tự vẫn vài ngày sau khi bị bắt vì tình nghi tấn công tình dục.

ly giai nguyen nhan loat vu tu tu phat truc tiep tren facebook
Wuttisan Wongtalay, 21 tuổi, treo cổ con gái rồi tự vẫn tại một khách sạn vắng vẻ ở Phuket hôm 24/4. Toàn bộ sự việc được Wongtalay quay và phát trực tiếp lên Facebook. Ảnh: Mirror

Mới đây, dư luận tiếp tục dậy sóng trước việc một người đàn ông ở Phuket, Thái Lan tự quay trực tiếp cảnh giết con gái 11 tháng tuổi trên mạng xã hội Facebook.

Theo cảnh sát Thái Lan, Wuttisan Wongtalay, 21 tuổi, đã treo cổ con gái rồi tự vẫn tại một khách sạn vắng vẻ ở Phuket hôm 24/4 sau khi được cho là có cãi vã với vợ. Người thân của Wuttisan xem đoạn video và báo cảnh sát nhưng giới chức tới hiện trường quá muộn nên không cứu được người cha và cô con gái.

Một ngày sau, người đàn ông có tên James M. Jeffrey tại Robertsdale, bang Alabama, Mỹ phát trực tiếp video tự tử lên Facebook cá nhân khiến nhiều người chứng kiến cảnh tượng bàng hoàng và ngay lập tức gọi 911. Theo trang AL.com, trước khi vụ việc xảy ra, bạn gái của ông Jeffrey đã liên lạc với cảnh sát bày tỏ lo ngại rằng người đàn ông 49 tuổi có thể tự làm hại bản thân sau khi họ chia tay.

Khi lực lượng chức năng tới hiện trường, ông Jeffrey đã qua đời vì vết thương trên đầu. Cảnh sát địa phương cho biết video của Jeffrey đã có hơn 1.000 lượt xem. Sau 2 tiếng xuất hiện trên Facebook, video này đã bị gỡ.

ly giai nguyen nhan loat vu tu tu phat truc tiep tren facebook Phát trực tiếp cảnh giết con gái 11 tháng tuổi lên Facebook

Nguyên nhân đằng sau những video tự vẫn trực tiếp

ly giai nguyen nhan loat vu tu tu phat truc tiep tren facebook
James M. Jeffrey phát trực tiếp video tự bắn vào đầu. Ảnh: Dailymail

Theo Miami Herald, một trong những vụ tự vẫn phát đi trực tiếp trên mạng xảy ra năm 2008. Abraham Biggs, nam sinh 18 tuổi sống ở Florida, Mỹ, nhiều lần đăng tải trên một cộng đồng luyện tập thể hình trực tiếp về ý định kết thúc sự sống. Biggs cuối cùng kết nối với trang phát trực tuyến Justin.tv để phát đi video tự vẫn do sốc thuốc. Người dùng mạng khi đó liên tục thách đố Biggs vì không tin đây là sự thật. Không động thái nào được báo cáo tới nhà chức trách, Biggs sau đó qua đời.

Tiến sĩ Katherine Ramsland, giáo sư tâm lý học pháp y thuộc đại học DeSales, Pennsylvania, Mỹ là người dành 13 năm nghiên đề tài tự vẫn. Ramsland cho rằng phát sóng trực tiếp cảnh tự sát là vấn nạn phổ biến, đặc biệt là trong kỷ nguyên của chương trình truyền hình thực tế.

Theo tiến sĩ Ramsland, khía cạnh tâm lý đằng sau một vụ tự vẫn trước công chúng không thể hiểu cặn kẽ một cách dễ dàng. Có rất nhiều lý do cho hành động này.

"Vài người muốn cái chết là sự trừng phạt với người khác. Có người lại muốn cảm nhận sự kết nối với mạng xã hội để lấy bớt cảm giác cô độc nhưng vẫn có thể ở trong môi trường thân thuộc. Số khác hy vọng ghi lại tên tuổi trên mạng xã hội, không phải vì danh tiếng, mà vì muốn thu hút sự chú ý của người khác", Ramsland lập luận.

Nữ tiến sĩ nói thêm rằng, nhiều người có ý định tự sát muốn người khác lắng nghe thông điệp của mình. Chức năng quay video trực tiếp cho phép họ nhanh chóng thu hút sự chú ý cho thông điệp đó.

Trong vài trường hợp như Biggs, Ramsland cho rằng phát trực tiếp có thể mang tới hy vọng được cộng đồng giúp đỡ. Các video thời lượng dài hoặc phương pháp tự tử kéo dài thời gian sống cho nạn nhân như sốc thuốc hoặc cứa tay có thể là dấu hiệu cho ý muốn này.

Hệ luỵ

Phát trực tiếp cảnh tự vẫn mang tới những hệ luỵ rõ ràng cho xã hội, theo Phyllis Alongi, giám đốc lâm sàng Cộng đồng Phòng ngừa hành vi tự sát ở trẻ vị thành niên bang New Jersey.

Vấn nạn này gia tăng cơ hội cho hiện tượng “tự vẫn dây chuyền”, vốn phổ biến sau các vụ tự sát của những ngôi sao nổi tiếng.

"Hãy tưởng tượng một người trưởng thành đang cảm thấy lạc lõng, hầu như vô hình trong cuộc đời thế giới, chứng kiến một thiếu niên thu hút ngay lập tức sự chú ý của mạng xã hội và cộng đồng nhờ vụ tự sát trực tiếp của mình. Đó chính là bản chất của sự lây lan mà tôi muốn nói đến. Các video trực tiếp cảnh tự vẫn đưa tới những tác hại đáng lo ngại cho mọi gia đình, thanh thiếu niên, cộng đồng hoặc bất kỳ ai có ý định tự vẫn", Alongi nói.

Thanh thiếu niên là đối tượng có khả năng thực hiện hành vi tự tử trực tiếp. Trong đó, nhóm độ tuổi trung học có rủi ro cao nhất do mứcđộ tương tác thường xuyên với mạng xã hội. Bên cạnh đó, các thế hệ lớn hơn có xu hướng bảo thủ hơn lớp trẻ về mạng xã hội và chức năng phát trực tiếp, vì cho rằng chúng xâm phạm tới đời tư.

Giải pháp

Các vụ việc đã diễn ra cũng cho thấy những khó khăn khi đối phó với tự vẫn trên mạng xã hội. Tiến sĩ Ramsland nhận định rất khó để xác định điều nên làm nếu một người vô tình xem được video tự vẫn trực tiếp của nạn nhân mình không quen biết. Ngoài ra, nhiều người thường không gọi giúp đỡ vì ảnh hưởng của hiệu ứng “người qua đường” hoặc tin rằng sẽ có người khác giải quyết thay mình.

Trung tâm cứu hộ khẩn cấp nhiều khả năng không thể làm gì hơn chính bản thân người dùng mạng xã hội không xác định được địa điểm cụ thể. Biện pháp được các chuyên gia khuyến nghị là cố gắng đoán địa điểm chung chung, báo cáo cho Facebook và hy vọng người khác có thể cung cấp thông tin hữu ích hơn để cảnh sát can thiệp kịp thời.

"Nếu có bất cứ ai vi phạm các nguyên tắc cộng đồng khi sử dụng chức năm Facebook live, chúng tôi muốn can thiệp những video đó nhanh nhất có thể nếu được báo cáo. Chúng tôi cũng đề nghị người dùng liên hệ với các nhà chức trách hoặc dịch vụ cứu hộ nếu có thông tin chính xác", Christine Chen, nữ phát ngôn của Facebook, khuyến cáo.

Tuy nhiên, theo chuyên gia Alongi, cách tốt nhất vẫn là ngăn ngừa vấn nạn tự vẫn trong xã hội ngày nay.

"Giải pháp hiệu quả bao gồm tuyên truyền rộng rãi những biện pháp ngăn ngừa tự vẫn qua nâng cao nhận thức và giáo dục. Mọi người cần hiểu rằng yêu cầu giúp đỡ không có gì đáng xấu hổ, qua đó giải quyết các dấu hiệu sức khoẻ tâm thần bằng sự nỗ lực và sự hợp tác của gia đình, các em học sinh, trường học, các tổ chức lẫn cơ quan chính phủ", bà Alongi cho hay.

ly giai nguyen nhan loat vu tu tu phat truc tiep tren facebook Phát trực tiếp cảnh bắn vào đầu tự tử trên Facebook
ly giai nguyen nhan loat vu tu tu phat truc tiep tren facebook Video tấn công tình dục bị phát trực tiếp lên Facebook
chọn
Hà Nội họp chốt phương án đầu tư 3 cây cầu gần 2 tỷ USD vào đầu tuần tới
Đầu tuần tới, HĐND TP Hà Nội sẽ họp để xem xét duyệt đầu tư 3 cây cầu tổng mức đầu tư gần 2 tỷ USD trên địa bàn.