Tags

máy ép chậm

  • Top 5 máy ép chậm tốt nhất 2022 đáng lựa chọn

    Top 5 máy ép chậm tốt nhất 2022 đáng lựa chọn

    Cần biết 17:08 | 16/09/2022

    Hiện nay, thị trường có rất nhiều sản phẩm máy ép chậm đa dạng về mẫu mã và công năng. Việc tìm hiểu về các loại máy ép chậm tốt nhất 2022 sẽ giúp bạn lựa chọn được giải pháp tối ưu nhất cho gia đình mình và mang lại những trải nghiệm tuyệt vời trong quá trình sử dụng.
Tìm theo ngày
Những loại máy ép chậm tốt nhất trên thị trường hiện nay

Những loại máy ép chậm tốt nhất trên thị trường hiện nay

Máy ép hoa quả là một đồ dùng gia dụng khá phổ biến trong căn bếp của nhiều gia đình hiện nay.

Máy ép chậm khác gì so với máy ép thông thường?

Máy ép thông thường được biết đến là loại máy ép ly tâm với nguyên lý hoạt động là mâm xoay của máy vận hành với tốc độ cực kỳ cao 2.400 vòng/phút giúp cắt nhỏ hoa quả đồng thời tách phần nước ra khỏi phần bã bằng lực ly tâm. Khi hoạt động chiếc máy này sẽ gây ra tiếng ồn khá lớn, đồng thời sinh ra nhiệt khiến cho một phần dinh dưỡng bị mất đi.

Ngoài ra khi sử dụng máy ép thông thường sẽ chỉ ép được trái cây chứ không ép được các loại rau lá. Thành phẩm nước ép nhận được ít hơn so với máy ép chậm, chất dinh dưỡng có thể vẫn bị giữ lại một phần ở bã hoặc bị phá vỡ cấu trúc vitamin do nhiệt lượng.

Còn đối với máy ép chậm có nguyên lý hoạt động là ép hoa quả bằng lực éo của trục vít và động cơ giảm tốc, vận tốc quay của loại máy này chỉ trong khoảng 45 - 85 vòng/phút. Trục vít của máy ép chậm sẽ nghiền nát trái cây, rau củ một cách từ từ rồi đẩy nguyên liệu vào lưới lọc mà không tác động lực ly tâm hay lực ma sát nào lên nước ép. Có một bộ phận tách bã sẽ giúp đẩy bã ra ngoài và phần nước ép sẽ được chảy ra một cách tự nhiên.

Với cách hoạt động như vậy máy ép chậm sẽ không tạo ra tiếng ồn lớn đồng thời nước ép thành phẩm sẽ nhiều và đặc hơn, không bị tách nước và các chất dinh dưỡng cũng được bảo toàn.

Máy ép chậm có thể ép tốt các loại hoa quả, rau củ với lượng nước ép nhận được nhiều hơn 2 - 3 lần so với máy ép thông thường. Đồng thời nước ép cũng đậm đặc hơn và giữ lại được tới khoảng 99% vitamin và dưỡng chất. Hương vị thơm ngon hơn và không có hiện tượng bị tách nước.

Các ưu điểm và nhược điểm của máy ép chậm

Ưu điểm của máy ép chậm:

- Cho ra nhiều nước ép hơn.

- Nước ép không bị tách lớp và bọ oxy hóa.

- Giữ được tối đa chất dinh dưỡng và vitamin trong rau củ quả.

- Có độ bền cao gấp 5 lần so với máy ép thông thường.

- Vận hành êm ái ít tiếng ồn.

- Có thể hoạt động liên tục trong thời gian dài mà không lo bị cháy máy hay quá tải.

Nhược điểm của máy ép chậm

- Việc vệ sinh máy ép chậm sau khi sử dụng sẽ mất nhiều thời gian hơn bởi nó có nhiều chi tiết, bộ lọc.

- Giá của một chiếc máy ép chậm thường cao gấp 3 - 4 lần so với loại máy ép thông thường, khiến cho việc sở hữu một chiếc máy ép chậm trở thành một điều cần cân nhắc tại một số gia đình.

Cách lựa chọn máy ép chậm

Hiện nay trên thị trường đang có rất nhiều loại máy ép chậm với đủ các kiểu dáng, dung tích, tính năng và thương hiệu. Bên cạnh đó chiếc máy ép chậm cũng có nhiều mức giá từ cao đến mức cao. Chính vì vậy để lựa chọn được chiếc máy ép chậm phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như tài chính của gia đình mình bạn có thể dựa vào các tiêu chí như sau:

Dung tích của chiếc máy phù hợp với nhu cầu sử dụng nhiều hay ít của bạn.

Lựa chọn loại máy ép chậm có giá phù hợp với ngân sách. Những chiếc máy có giá cao thì đương nhiên chất lượng và tính năng cũng có thể sẽ tốt hơn. Tuy nhiên nếu như nó không phù hợp với túi tiền thì bạn cũng cần cân nhắc đến những dòng máy khác có giá phải chăng hơn.

Máy ép chậm cần có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được bảo hành sửa chữa, thay mới thiết bị.

Các loại máy ép chậm tốt nhất trên thị trường hiện nay

Hãy cùng chúng tôi tham khảo một vài dòng máy ép chậm được nhiều khách hàng sử dụng và có đánh giá, phản hồi tốt hiện nay

Máy ép chậm có giá dưới 4.000.000 VND

Thường máy ép chậm có giá khá cao. Một số dòng máy ép chậm giá rẻ có chất lượng tốt có thể kể đến như:

Máy ép chậm Klarstein 400W có giá từ 3.400.000 đến 3.900.000 đồng.

Máy ép trái cây ELMICH JEE-1853 có giá dao động từ 3.000.000 đến 3.590.000 đồng.

Máy ép hoa quả Korihome JEK-644 có giá giao động từ 2.500.000 – 2.900.000 đồng.

Máy ép chậm có giá từ 4 triệu đồng đến 6 triệu VND

Máy ép trái cây Philips HR1897 có dung tích bình chứa là 1l và công suất 200W, chiếc máy này có giá từ 5.600.000 đến 5.800.000 VND. Trục ép của chiếc máy này bằng chất liệu titan, bền và không gây ảnh hưởng đến chất lượng của nước ép. Mãy hỗ trợ ép các loại rau, lá, quả, hạt, bạn có thể làm nước ép trái cây, nước ép rau hay sữa hạt hoàn toàn dễ dàng.

Máy ép trái cây Bosch MESM731M có dung tích bình chứa là 1l, công suất là 150W được sản xuất tại Trung Quốc. Máy ép này có giá thành dao động từ 4.800.000 đến 5.200.000 VND. Dòng máy này có vòng quay vừa phải, công nghệ tiên tiến giúp bảo toàn tối đa chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó chiếc máy này có 3 bộ lọc khác nhau tùy theo nhu cầu lọc kỹ, lọc thô, lọc lẫn thịt quả theo sở thích của khách hàng.

Máy ép chậm có giá trên 6.000.000 đồng

Máy ép trái cây HUROM H200 có giá dao động từ 9.000.000 đến 11.000.000 VND.

Máy ép trái cây Kuvings C7000 có giá dao động từ 6.000.000 đến 6.500.000 VND.

Hy vọng với các thông tin và gợi ý trên đây có thể giúp bạn lựa chọn được một chiếc máy ép chậm ưng ý nhất theo nhu cầu và tài chính cá nhân nhé.