Ngành nào mang lại cơ hội đầu tư năm 2021?

Theo báo cáo mới nhất của VCBS, dự báo các chỉ số đạt mức tăng trưởng trong 8 - 15% so với cuối năm 2020, tuy nhiên sẽ chịu ảnh hưởng lớn bởi tốc độ hồi phục của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh "bình thường mới" và diễn biến của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu.

Trong báo cáo mới nhất về triển vọng kinh tế và thị trường chứng khoán năm 2021, Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) kỳ vọng quy mô thị trường cổ phiếu của Việt Nam vẫn sẽ có sự tăng trưởng so với năm 2020. 

Nhưng tốc độ phần nào sẽ bị hạn chế do hầu hết các yếu tố hỗ trợ cho quy mô thị trường trong nửa cuối năm 2020 được dự báo sẽ không gia tăng về cường độ và thậm chí là suy yếu trong năm 2021.

Dự báo các chỉ số đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 8 - 15% so với cuối năm 2020, tuy nhiên sẽ chịu ảnh hưởng lớn bởi tốc độ hồi phục của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh "bình thường mới" và diễn biến của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu. 

VN-Index sẽ có xu hướng vận động quanh "nền" giá cao hơn nhưng biên độ dao động sẽ vào khoảng 120 - 150 điểm trong khi HNX-Index dao động trong biên độ /- 20 điểm. 

Khối lượng giao dịch trung bình trong năm 2021 tiếp tục cải thiện so với năm 2020, đạt bình quân khoảng 400 - 410 triệu cổ phiếu mỗi phiên trên cả ba sàn, tương ứng với mức tăng khoảng 5% so với năm 2020. 

Giá trị giao dịch được kỳ vọng đạt mức tăng khoảng 8%, tương ứng với giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên đạt khoảng 6.900 - 7.000 tỷ đồng trên cả ba sàn.

Ngành nào mang lại cơ hội đầu tư năm 2021?

Trong bối cảnh tương quan giữa rủi ro và cơ hội là "kẻ tám lạng người nửa cân", VCBS cho rằng cơ hội đầu tư năm 2021 sẽ có xu hướng quay về những ngành cơ bản thiết yếu (back to basics).

Cụ thể, quá trình chuyển dịch chuỗi cung ứng từ nước ngoài cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa trong tương lai là những yếu tố hỗ trợ ngành Điện; Sản xuất vật liệu xây dựng cơ bản và Sản xuất sản phẩm nông nghiệp. Đây đồng thời cũng là các nhóm ngành được hưởng lợi từ hoạt động đẩy mạnh đầu tư công của chính phủ thông qua các dự án xây dựng mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng của Việt Nam cũng như sự hồi phục chung của tổng cầu nền kinh tế nội địa. 

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phụ trợ cho dòng chảy thương mại giữa Việt Nam và các đối tác khác trong khuôn khổ các hiệp thương mại tự do được ký kết, tiêu biểu là nhóm cảng biển – logistics. Đây đồng thời cũng là những nhóm ngành phụ trợ cho hoạt động chuyển dịch hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia có chi phí nhân công cạnh tranh hơn, trong đó có Việt Nam. 

Bên cạnh đó, các cơ hội cũng đến từ các doanh nghiệp có yếu tố ứng dụng công nghệ mới. Quá trình ứng dụng công nghệ tiên tiến hơn vào sản xuất kinh doanh và "số hóa" trong nền kinh tế Việt Nam là tất yếu và không thể đảo ngược. 

Điểm nhấn cuối cùng trong năm 2021 là các doanh nghiệp có "câu chuyện riêng" liên quan đến tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài, mua bán sáp nhập, niêm yết mới và chuyển sàn...

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.