Ngôi chùa 'không có hòm công đức' và câu chuyện về pho tượng táng cổ ở Chùa Tiêu

Chùa Tiêu (Từ Sơn, Bắc Ninh) là một ngôi cổ tự nổi tiếng với những câu chuyện li kì về pho tượng táng gần 300 tuổi và quy định không đặt hòm công đức, không đốt vàng mã...
ngoi chua khong co hom cong duc va cau chuyen ve pho tuong tang co o chua tieu Bộ trưởng GD&ĐT tặng bằng khen nam sinh lớp 3 trả lại 44 triệu cho người mất
ngoi chua khong co hom cong duc va cau chuyen ve pho tuong tang co o chua tieu Người dân đi chùa thả cá phóng sinh, ra Văn Miếu 'sờ hạc đồng' để cầu may
ngoi chua khong co hom cong duc va cau chuyen ve pho tuong tang co o chua tieu Mùng 1 Tết, hàng nghìn học sinh cuối cấp xếp hàng xin chữ ở Văn Miếu cầu đỗ đạt
ngoi chua khong co hom cong duc va cau chuyen ve pho tuong tang co o chua tieu 'Không nên chỉ định dùng thuốc Tamiflu rộng rãi để tránh kháng thuốc'

Những ngày đầu xuân, người dân tới viếng thăm Chùa Tiêu (Tương Giang, Từ Sơn, Bắc Ninh) đều rất ấn tượng với khung cảnh tĩnh tại nơi đây với những quy định không phải ngôi chùa nào cũng có. Chùa Tiêu có tên chữ là Thiên Tâm Tự, xưa còn có tên là chùa Lục Tổ, nằm ở sườn núi Tiêu, dưới chân núi là dấu tích dòng sông Tiêu Tương cổ.

Theo chia sẻ của Ni trưởng Thích Đàm Chính (90 tuổi) - trụ trì chùa Tiêu, đây là nơi Thiền sư Vạn Hạnh đã có công nuôi dạy Lý Công Uẩn (sinh năm Giáp Tuất 974) nên người để sau này lập nên vương triều nhà Lý và nền văn minh Đại Việt cách đây hơn 1.000 năm. Tương truyền, Thiền sư Vạn Hạnh quê ở Cổ Pháp về trụ trì rồi viên tịch tại chùa vào đầu thế kỷ XI, ông được phong Quốc sư ở triều đại Lê và Lý nên Thiền sư có cơ hội vừa làm việc cho Phật giáo, vừa làm việc cho quốc gia dân tộc.

Khung cảnh "non xanh - nước biếc như tranh họa đồ" cùng những hệ thống tượng Phật, điện thờ tiếp nối nhau thành một khối càng tô thêm vẻ linh thiêng cho ngôi chùa. Du khách thập phương khi tới đây đều rất ấn tượng với câu chuyện về pho tượng táng của một nhà sư từng tu tại chùa và để lại nhục thân từ cách nay gần 300 năm.

Nói về điều này, ni sư Thích Đàm Chính cho hay, đó là câu chuyện xảy ra từ những năm 50 của thế kỷ trước, nhà chùa và bà con nhân dân đã phát hiện trong ngôi tháp mộ đặt ở trước cửa Tam bảo có một pho tượng táng. Đó là nhục thân của thiền sư Thích Như Trí - một trong những vị sư trụ trì chùa. Vì sợ ảnh hưởng của bom đạn chiến tranh, cửa tháp sau đó đã bị đóng lại.

Tới năm 2004, các nhà khoa học và chính quyền địa phương đã rước nhục thân của thiền sư Như Trí ra khỏi tháp và tiến hành tu bổ lại pho tượng. Sau đó, tượng Ngài được đặt vào khám thờ (chứa đầy khí ni-tơ) trong nhà Tổ để nhân dân tới chiêm bái, thờ phụng nhang đèn.

Ngoài ra, ni trưởng Thích Đàm Chính cũng cho biết, nơi đây đã có quy định không cho phép Phật tử và du khách tới chùa được mang theo đồ mã, vàng mã, hạn chế thắp hương, ở chùa cũng không đặt hòm công đức.

"Tới chùa lễ Phật là Phật chứng cho cái tâm rồi, dẫu có mâm cao cỗ đầy, vàng mã chất cao như núi thì Phật cũng không chứng cho đâu. Hơn nữa, nhà chùa càng nghiêm cấm hành vi mang các đồ mã đắt tiền như ngựa giấy, thuyền giấy...vào chùa cúng rồi đốt, vừa tốn kém lại mất an toàn về cháy nổ. Nhà chùa chỉ đặt hòm công đức để nhân dân phát tâm khi có việc xây dựng gì đó, còn không thì nhà chùa không nhận công đức của bất cứ ai", ni sư Thích Đàm Chính chia sẻ.

Sau đây là một số hình ảnh chúng tôi ghi lại tại chùa vào những ngày đầu xuân Mậu Tuất 2018:

ngoi chua khong co hom cong duc va cau chuyen ve pho tuong tang co o chua tieu
Trước cửa chùa là một cái ao và tôn tượng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát.
ngoi chua khong co hom cong duc va cau chuyen ve pho tuong tang co o chua tieu
Bước lên sau những bậc đá đầu tiên sau cửa chùa chính là nơi đặt 14 bảo tháp thờ các vị thiền sư đã từng trụ trì và viên tịch tại chùa.
ngoi chua khong co hom cong duc va cau chuyen ve pho tuong tang co o chua tieu
Nhà chùa yêu cầu các Phạt tử đến chùa không cúng vàng mã...
ngoi chua khong co hom cong duc va cau chuyen ve pho tuong tang co o chua tieu
Ngôi nhà Tổ của chùa - nơi đang đặt nhục thân của nhà sư Thích Như Trí có tuổi đời gần 300 năm nay.
ngoi chua khong co hom cong duc va cau chuyen ve pho tuong tang co o chua tieu
Theo sử liệu liên quan, thiền sư Thích Như Trí viên tịch vào năm Quý Mão 1723 thời vua Lê Dụ Tông.
ngoi chua khong co hom cong duc va cau chuyen ve pho tuong tang co o chua tieu
Ni trưởng Thích Đàm Chính - Trụ trì chùa Tiêu kể rằng: "Thiền sư Như Trí có công lớn trong việc sưu tầm, in ấn các cuốn sách quý về đạo phật, trong đó có cuốn “Thiền uyển tập anh” được khắc in tại chùa Tiêu năm Ất Mùi (1715). Đây là bộ sử thiền có giá trị của nền văn hóa phật giáo Việt Nam".
ngoi chua khong co hom cong duc va cau chuyen ve pho tuong tang co o chua tieu
Tượng nhục thân thiền sư Thích Như Trí (khám thờ bên trái, mặc áo vàng) được thờ phụng trong nhà Tổ của chùa từ năm 2004 đến nay.
ngoi chua khong co hom cong duc va cau chuyen ve pho tuong tang co o chua tieu
Ni sư Thích Đàm Chính là người đầu tiên nhìn thấy bên trong ngôi tháp mộ (tên là Tháp Viên Tuệ) có chứa nhục thân của thiền sư Thích Như Trí cách đây gần 50 năm.
ngoi chua khong co hom cong duc va cau chuyen ve pho tuong tang co o chua tieu
Tại nhà bia của chùa vẫn còn giữ một tấm bia đá khắc 4 chữ "Lý Gia Linh Thạch".
ngoi chua khong co hom cong duc va cau chuyen ve pho tuong tang co o chua tieu
Điều đặc biệt, ở tất cả các ban thờ của chùa tuyệt nhiên không có bất cứ một hòm công đức nào.
ngoi chua khong co hom cong duc va cau chuyen ve pho tuong tang co o chua tieu
Hiện tại trong Tam bảo nhà chùa đang thờ phụng "Ngọc xá lợi" của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được cung thỉnh về chùa từ năm 2010.
ngoi chua khong co hom cong duc va cau chuyen ve pho tuong tang co o chua tieu
Tại chùa có bán các cuốn sách nói về cuộc đời, sự nghiệp của nhà sư Vạn Hạnh, sư Như Trí với chùa Tiêu để các phật tử có thể mua chứ không phải công đức.
ngoi chua khong co hom cong duc va cau chuyen ve pho tuong tang co o chua tieu
Khung cảnh non xanh nước biếc nơi đây khiến cho du khách cảm thấy tự tại khi tới thăm chùa.
ngoi chua khong co hom cong duc va cau chuyen ve pho tuong tang co o chua tieu
Trên đỉnh núi Tiêu có đặt tôn tượng của nhà sư Vạn Hạnh từ năm 2016, hướng về kinh thành Thăng Long - Hà Nội. Ngài ngồi tọa trên lưng hổ và có linh hầu đứng chầu bên cạnh.
ngoi chua khong co hom cong duc va cau chuyen ve pho tuong tang co o chua tieu
Chị Lê Thục (áo đỏ, quê Nam Định): "Anh chị em chúng tôi lên đây vãn cảnh chùa và lễ phật lần đầu tiên và thấy nơi đây vô cùng thanh tịnh, không xô bồ như nhiều nơi khác, không có hòm công đức, không cúng vàng mã gây tốn kém. Đi chùa cốt để cầu an, tĩnh tâm nhìn lại mình chứ không cầu vinh hoa phú quý".
ngoi chua khong co hom cong duc va cau chuyen ve pho tuong tang co o chua tieu
Do sự cúng tiến của chư vị Phật tử bốn phương, các công trình của chùa hiện đã được nâng cấp khá khang trang.
ngoi chua khong co hom cong duc va cau chuyen ve pho tuong tang co o chua tieu
ngoi chua khong co hom cong duc va cau chuyen ve pho tuong tang co o chua tieu
Cửa chính của chùa có đôi rồng đá ở hai bên tả - hữu được xây dựng từ năm 1986.
ngoi chua khong co hom cong duc va cau chuyen ve pho tuong tang co o chua tieu Người dân đi chùa thả cá phóng sinh, ra Văn Miếu 'sờ hạc đồng' để cầu may

Những ngày đầu xuân Mậu Tuất 2018, rất nhiều người dân đã tới chùa Trấn Quốc thả cá phóng sinh, tới Văn Miếu - Quốc ...

chọn
Đất Vũng Tàu: Nhiều người hỏi, ít người chốt
Tháng vừa qua, thị trường Bà Rịa - Vũng Tàu đã đón nhiều nhà đầu tư đi tìm hiểu và khảo sát đất nền, căn hộ. Dù vậy, phần lớn chỉ dừng lại ở mức xem xét, hỏi thăm thông tin và ký gửi sản phẩm sang nhượng, số lượng giao dịch chốt thành công còn khiêm tốn.