‘Ngôi nhà yêu thương’, biến người xa lạ thành ruột thịt giữa thành phố cảng

Tọa lạc giữa trung tâm thành phố cảng, “Ngôi nhà yêu thương” được một doanh nhân xây dựng đang là nơi cưu mang, chăm sóc những mảnh đời bất hạnh, người vô gia cư, trẻ em mồ côi…

Nơi nương tựa của những mảnh đời bất hạnh

Một ngày cuối tuần củaủa tháng 5, chúng tôi có dịp đến thăm “đại gia đình” đang sinh sống tại “Ngôi nhà yêu thương” (địa chỉ số 3/54/241B Lạch Tray, quận Ngô Quyền, Hải Phòng).

Gọi là “đại gia đình” bởi ở đây những người xa lạ bỗng trở nên thân thiết, họ coi nhau như những nguồi ruột thịt, cùng tâm giao, tâm sự và sẻ chia niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống.

ngoi nha yeu thuong chan chua tinh nguoi tai hai phong
"Ngôi nhà yêu thương" luôn rộng cửa đón những mảnh đời bất hạnh. (Ảnh: Lã Tiến)

Ngôi nhà yêu thương này được chị Đặng Thị Minh Thảo, Giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ Hoàng Vũ xây dựng để đón những mảnh đời khó khăn về đây chăm sóc.

Chị Thảo cho biết: “Nhà đã đón được 10 cụ già, 1 sinh viên nghèo và 1 trẻ em về sinh sống.

Hầu hết các cụ ở đây đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn, phải đi thuê nhà hoặc ngủ tạm ở các bến xe khách, bến ga hay gầm cầu.

Ngày đi tìm, xác minh lý lịch và đưa các cụ về đây, ai cũng mừng như trút đi được gánh nặng mà bấy lâu nay cứ đè nén trong lòng.

ngoi nha yeu thuong chan chua tinh nguoi tai hai phong
Ngôi nhà với đầy đủ các trang bị, vật dụng thiết yếu...

Theo chị Vũ Thị Thùy - quản lý Ngôi nhà yêu thương, ngôi nhà được xây dựng trên diện tích rộng 200 m2, gồm 3 tầng có thể đủ cho khoảng 50 người ở.

Các cụ già, trẻ em mồ côi được ăn ở miễn phí. Sinh viên nghèo được ở miễn phí, còn tiền ăn thì đóng một phần.

Theo chia sẻ của chị Thùy, tầng 1 là nơi dành cho các cụ già vô gia cư, neo đơn, gồm 2 phòng riêng cho cụ ông, cụ bà, mỗi phòng có 8 giường đơn.

Tầng 2 là nơi dành cho các bạn sinh viên nữ có hoàn cảnh khó khăn, các bé gái mồ côi. Còn tầng 3 dành cho sinh viên nam có hoàn cảnh khó khăn và các bé nam mồ côi.

Tất cả các phòng đều được trang bị đầy đủ các vật dụng phục vụ cho sinh hoạt bao gồm gối, chăn, tủ đồ cá nhân, điều hoà nhiệt độ, ti vi và có khu vệ sinh riêng biệt. Khu nhà bếp được bố trí ở giữa phù hợp cho việc sinh hoạt chung của cả 3 tầng.

Các phòng được thiết kế hiện đại, có đầy đủ vật dụng như chăn, gối, điều hòa, tivi, tủ lạnh, quạt điện…

ngoi nha yeu thuong chan chua tinh nguoi tai hai phong
Các cụ già vô gia cư được chăm sóc tận tình. (Ảnh: Lã Tiến)

Cụ bà Phạm Thị Gái (tức bà Phương, sinh sống tại ngõ 229 Hàng Kênh, Lê Chân) năm nay đã 91 tuổi. Ở độ tuổi xưa nay hiếm, đáng ra phải được hưởng một cuộc sống an nhàn bên con cháu, vậy mà đến giờ cụ vẫn không có cho mình một ngôi nhà để sinh hoạt.

Dù vẫn rất khỏe mạnh và minh mẫn, nhưng chẳng ai biết rằng cuộc sống của cụ trước khi về ngôi nhà yêu thương lại vô cùng vất vả và lắm gian truân.

Cụ Gái tâm sự, cụ sinh ra trong một gia đình có đông anh em nhưng tất cả đều bỏ cụ ở lại mà ra đi hết.

Một mình cụ phải bươn chải, vật lộn với tật bệnh, cụ phải bán hết nhà cửa để chữa trị. Đến khi khỏi bệnh thì cụ không còn đủ sức lao động, đủ tiền để thuê cho mình một căn nhà tạm lấy chỗ trú chân.

Từ ngày được đón về đây, cụ được các cô, các cháu tình nguyện viên chăm sóc; được ăn uống, tập thể dục điều độ nên cảm thấy khỏe ra rất nhiều.

“Được ở đây là bà yên tâm rồi, giờ nắng không đến mặt, mưa chẳng đến đầu, lại có người bầu bạn, tâm sự mỗi ngày bà vui lắm”, cụ Phạm Thị Gái tâm sự.

Nơi kết nối yêu thương

Chia sẻ về việc xây dựng ngôi nhà, doanh nhân Đặng Thị Minh Thảo kể, chị có may mắn được tham gia nhiều chuyến thiện nguyện, mỗi chuyến đi là một lần chị phải chứng kiến nhiều mảnh đời bất hạnh không gia đình, không nơi nương tựa.

Trở về sau những chuyến thiện nguyện đó, xót xa trước những hoàn cảnh không may mắn đó, chị đã nuôi hy vọng có thể xây một ngôi nhà tình thương để chia sẻ phần nào khó khăn cho những cảnh đời đó nhưng khi đó điều kiện không cho phép.

Chị Thảo tâm sự: “Khi chia sẻ dự định xây dựng “Ngôi nhà yêu thương”, chồng và con trai mình đều ủng hộ nhiệt tình. Ngoài ra, các bạn tình nguyện viên chung tay giải quyết, hỗ trợ nhân lực, động viên tinh thần rất nhiều.

ngoi nha yeu thuong chan chua tinh nguoi tai hai phong
Ngôi nhà yêu thương cưu mang, nuôi dưỡng trẻ mồ côi. (Ảnh: Lã Tiến)

Đây không chỉ là mơ ước, tâm nguyện của riêng mình nữa mà hiện giờ đã trở thành ước mơ của nhiều người. Vì vậy dù khó đến mấy mình vẫn cố gắng hoàn thành ngôi nhà như một lời tri ân đối với những tấm lòng thiện nguyện đã và đang đồng hành trên hành trình yêu thương”.

Tại ngôi nhà yêu thương, trẻ mồ côi, các em sẽ được nuôi ăn học cho đến khi tự lập. Các cụ già thì ở lại đến lúc mất, ban quản lý ngôi nhà sẽ đứng ra lo hậu sự cho các cụ.

Mọi chi phí sẽ do ban quản lý ngôi nhà chi trả và kêu gọi thêm sự ủng hộ từ phía các nhà hảo tâm”, chị Thảo tâm sự.

ngoi nha yeu thuong chan chua tinh nguoi tai hai phong
Sống trong ngôi nhà yêu thương, các cụ già vô gia cư được chăm sóc tận tình (Ảnh: Lã Tiến)

Khi thấy chúng tôi hỏi chuyện, bà Phạm Thị Khải (87 tuổi) nghẹn ngào: “Tôi bị mù, không quê quán, nhà cửa hay chồng con gì cả.

Ngày tôi đi ăn xin kiếm sống, tối về chân cầu Lạc Long ngủ. Mưa, rét cũng phải chịu. Được các anh chị ấy đưa về đây mà sung sướng quá”.

Ngôi nhà yêu thương giờ đây không chỉ là ngôi nhà, là mái ấm dành cho các cụ già có số phận không may mắn, là nơi đi về của các em nhỏ mồ côi, các bạn sinh viên nghèo có hoàn cảnh khó khăn nữa.

Giờ đây, ngôi nhà còn là mái nhà chung của tất cả mọi người, những nhà hảo tâm, những câu lạc bộ, của những người con trong và ngoài nước…

ngoi nha yeu thuong chan chua tinh nguoi tai hai phong Người vô gia cư co ro giữa đêm đông Hà Nội

Hà Nội sau 0g đêm đã vắng, đêm đông còn vắng vẻ hơn. Ngoài đường lạnh lẽo, chỉ còn những công nhân và người vô ...

ngoi nha yeu thuong chan chua tinh nguoi tai hai phong Thấm thía cảnh ngủ công viên, vô gia cư, người đàn ông giàu có quyết tặng nhà cho người nghèo

Từng ngủ công viên, lang thang khắp các con đường, Marco Robinson hiện nay giàu có vẫn không quên tặng chúng cho người nghèo.

chọn
Công trường thi công nút giao kết nối ba cao tốc vùng Đông Nam Bộ tại tỉnh Long An
Nút giao Mỹ Yên mang nhiệm vụ kết nối ba trục giao thông trọng điểm của vùng Đông Nam Bộ bao gồm cao tốc TP HCM - Trung Lương, cao tốc Bến Lức - Long Thành và tuyến Vành đai 3 TP HCM.